Cậu bé 5 tuổi Đặng Quang Vinh (tên thường gọi là bé Ken) sở hữu "thành tích leo núi" đáng nể. Tới nay,ậubétuổiởHàNộichinhphụcđỉnhnúicaobậcnhấtViệkết quả bóng đá c1 châu âu Ken đã thành công chinh phục 5 đỉnh núi cao bậc nhất Việt Nam, bao gồm Lảo Thẩn (2860m), Nhìu Cồ San (2965m), Fansipan (3147m), Tả Liên Sơn (2996) và Lùng Cúng (2913m). Trong đó, riêng Fansipan, do chưa đủ tuổi leo đường bộ nên Ken đi cáp treo, sau đó leo 600 bậc thang để chạm tới "Nóc nhà Đông Dương".
"Ban đầu, vợ chồng mình chỉ định cho con thử trải nghiệm leo núi. Nhưng không ngờ, Ken vô cùng yêu thích và thường xuyên xin bố mẹ cho đi. Mỗi ngày, con đều đặn đi bộ 4 - 5km, từ nhà đến nơi mẹ làm việc, đi học,... để rèn sức khỏe dẻo dai, cùng các chị tham gia thể thao", chị Hà Phạm (sinh năm 1984, Đông Anh, Hà Nội) - mẹ bé Ken chia sẻ.
Bé Ken là con trai út của vợ chồng chị Hà. Trên Ken có hai chị gái. Ông xã chị Hà vốn làm trong ngành du lịch nên ngay từ khi các con còn nhỏ, anh chị đã thích đưa con đi khám phá đó đây.
"Bé Ken vài tháng tuổi đã theo cả nhà đi du lịch. Nhưng lúc đó mình chủ yếu đưa các con đi du lịch nghỉ dưỡng, đến các khu resort. Mình từng nghĩ, các điểm đến đó an toàn, phù hợp với các bé hơn và mình cũng dễ chăm sóc con", chị Hà chia sẻ.
Ông xã chị Hà lại vốn thích du lịch trải nghiệm, trong đó có leo núi. Anh nhiều lần rủ chị Hà tham gia nhưng vừa bận công việc, vừa lo cho các con và... sợ vất vả nên chị từ chối. "Tháng 10/2020, anh rủ mẹ con mình đi săn mây ở Lảo Thẩn. Lúc ấy nhìn những tấm hình biển mây đẹp quá, mình quyết tâm lên đường. Không yên tâm để Ken ở nhà, các chị lớn thì bận đi học và cũng thấy con ưa vận động nên hai vợ chồng đưa Ken đi cùng", chị Hà kể lại.
Khi hay tin vợ chồng chị Hà muốn đưa con trai 45 tháng tuổi leo đỉnh núi 2860m, porter (người bản địa dẫn đường) vô cùng ngạc nhiên. Người porter này khuyên anh chị nên cân nhắc vì chặng đường dài, việc ăn uống, ngủ nghỉ không được thuận lợi với trẻ con.
"Vợ chồng mình nói chuyện để xem phản ứng của Ken, cân nhắc về sức khỏe, tinh thần và sở thích của con. Sau đó mình quyết định đưa Ken đi theo. Xem đây như một trải nghiệm với con và với cả vợ chồng mình", chị Hà nói.
Ngày lên đường, Ken vô cùng hào hứng. Chị Hà thuê riêng một porter hỗ trợ con. Trái với sự lo lắng ban đầu, Ken nhập cuộc nhanh chóng. Cậu bé băng băng đi theo porter, hào hứng ngắm núi rừng, cây cỏ.
Ken quan sát và bắt chước porter cách đi đường dốc, cầm gậy, bám cây, vách đá... "Thậm chí mình cảm thấy mệt mỏi nhưng con thì không hề kêu ca. Khi ấy con còn nhỏ nên có lúc buồn ngủ. Chỉ khi đó, con mới cần chú porter hỗ trợ cõng", chị Hà chia sẻ.
"Con có thể tự lập ăn uống, ngủ rất ngoan, vui vẻ nói chuyện với các cô chú trong đoàn", chị Hà nói.
Trở về sau chuyến leo núi đầu tiên, bé Ken vô cùng phấn khích. Cậu bé chưa đầy 4 tuổi thường xuyên hỏi mẹ về chuyến đi tiếp theo.
"Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mãi tới cuối tháng 3/2021, gia đình mình mới có thể chinh phục tiếp Nhìu Cồ San. Sau đó đến tháng 12/2021, cả nhà đến Tả Liên Sơn. Hành trình leo núi của Ken tuy gián đoạn vì dịch nhưng tinh thần, sức khỏe của con lúc nào cũng dẻo dai nhờ vận động đều đặn hàng ngày", chị Hà nói.
Chuyến đi Lùng Cúng hồi đầu tháng 4/2022 là chuyến đi "chật vật" nhất của gia đình Ken. Vài ngày trước khi lên đường, khu vực Lùng Cúng mưa to xối xả.
"Ngày từ Hà Nội lên Yên Bái, mình thấy trời đẹp nên không quá lo lắng. Bạn porter có nhắn là đường đến chân núi đang lầy lội, gia đình nên đi muộn một chút. Tuy nhiên do háo hức quá nên 7h sáng cả nhà xuất phát", chị Hà cho biết.
Không ngờ đúng như lời porter, con đường đất vào điểm khởi động leo lầy lội, nhiều đoạn xe máy không thể đi. Cả đoàn đành xuống xe, "cong mông" đẩy. Bé Ken cũng bì bõm vượt đoạn đường đất đỏ lầy lội.
"Ai cũng thương Ken và lo ngại con mất sức ở đoạn đường này nhiều thì việc leo sẽ mệt hơn", chị Hà kể.
Nhưng sau 4 lần leo núi trước đó, lần này Ken kinh nghiệm hơn. Con đã thuần thục kĩ năng leo - xuống dốc, trượt, biết cách bước nhỏ, thở đều để giữ sức... "Sau 3 giờ thì nhà mình qua được đoạn đường lầy lội, bắt đầu leo. 12h, cả đoàn nghỉ ăn trưa nhẹ rồi đi một mạch tới lán nghỉ. Ken thậm chí còn chạy nhanh nhất đoàn", chị Hà nói.
Thế nhưng, càng về chiều, thời tiết ở Lùng Cúng càng hạ thấp. 16h chiều, trời lạnh cóng tay chân. Đến lán nghỉ, cả đoàn vội vã ngồi vào bên đống lửa, hơ tay liên tục.
"Đêm đó nhiệt độ giảm xuống 1 độ C. Ngoài trời, sương giá rơi lộp bộp trên mái, to như tiếng mưa đá. Dù đã chuẩn bị đồ ấm cho con nhưng vợ chồng mình vẫn nóng ruột, lo con ốm", chị Hà nhớ lại. May mắn là anh chị chuẩn bị đồ giữ nhiệt rất kĩ cho Ken. "Vợ chồng mình thiếu đồ ấm do chủ quan, gửi lại áo khoác dưới chân núi cho nhẹ balo. Cả đêm đó, hai vợ chồng co ro, rét run", chị kể.
"Chuyến đi Nhìu Cồ San có nhiều khoảnh khắc khó khăn, đáng nhớ nhưng gia đình mình không thể lưu lại. Toàn bộ điện thoại bị sập nguồn do thời tiết quá lạnh", chị Hà kể thêm.
Thật may, sáng hôm sau, trời bắt đầu trong xanh. 6h30, cả đoàn thức giấc để leo lên đỉnh. Bé Ken hào hứng tự chuẩn bị đồ đạc rồi theo bố mẹ chinh phục Lùng Cúng. Trên đỉnh núi 2.913m, biển mây và cảnh núi rừng hiện ra đẹp như phim. Cậu bé Ken thích thú hò reo, nhờ mẹ chụp ảnh.
Chị Hà cho biết, trước mỗi chuyến đi, anh chị đều chuẩn bị rất kĩ đồ đạc, sức khỏe cho con. Theo chị, cha mẹ chỉ nên đưa con đi leo núi khi con thực sự yêu thích, tự chủ ý tham gia và được rèn luyện sức khỏe đều đặn.
"Trên đường leo Lùng Cúng, mình gặp một gia đình trẻ tù Sài Gòn ra leo núi. Họ đưa con 2,5 tuổi đi cùng. Thế nhưng, cả gia đình phải quay về giữa đường vì tiết trời quá lạnh. Họ từ Nam ra Bắc, chênh lệch nhiệt độ lớn nên không thể chịu được. Em bé hoàn toàn phải cõng, bế, không thể đi đường rừng núi", chị Hà kể. "Mình không khuyến khích con leo núi để "lấy thành tích" mà hy vọng con trở thành bạn nhỏ giàu trải nghiệm, có sức khỏe tốt và ý chí kiên cường", chị nói thêm.
Linh Trang (Ảnh: NVCC)