Ngày 30/5,ườingộđộcdoănsâubanmiêuBệnhnhântuổiphảithởmáket qua bỉ Tiến sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, ba bệnh nhân ngộ độc sâu ban miêu ở Lạng Sơnvẫn đang cấp cứu tại trung tâm. Trong đó, anh N.V.K. (38 tuổi, quê ở Hưng Yên) - người ăn nhiều nhất (4 con sâu) hiện tiên lượng rất nặng. Theo bác sĩ Nguyên, bệnh nhân K. khi được chuyển tới có các triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, đau rát họng - miệng, suy thận, tiểu ra máu, tổn thương nhiều tạng. Hiện anh K. được điều trị hồi sức tích cực, lọc máu và phải thở máy. Hai bệnh nhân khác ăn ít hơn, tình trạng đang ổn định và dần phục hồi. Sâu ban miêu có thân màu đen hoặc các điểm màu vàng, đỏ nhạt với dải ngang màu đen. Trung tâm Chống độc từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân ngộ độc, nguy kịch do ăn sâu ban miêu. Ngoài ra, một số trường hợp còn nhầm sâu ban miêu với bọ xít, dẫn đến tình trạng ngộ độc. Độc tố của sâu ban miêu là cantharidin hủy hoại protein. Chỉ cần 1mg cantharidin vào cơ thể đủ để gây ngộ độc, 10mg sẽ khiến nạn nhân tử vong. Hiện nay, y khoa thế giới chưa có phác đồ điều trị hiệu quả cho trường hợp ngộ độc sâu ban miêu. Quá trình điều trị thực tế tùy thuộc vào cơ sở vật chất hiện có cũng như khả năng hồi sức của bệnh viện và tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Chi phí điều trị rất tốn kém. Sốc nặng sau khi ăn món thường có vào mùa hèNgười đàn ông 34 tuổi vào bệnh viện cấp cứu sau bữa tối có món nhộng ve sầu. |