Tại Tỉn Keo,ếnthắngĐiệnBiecircnPhủvagravebagraveihọcvềhuyđộngsứkết quả bóng đá ý tây ban nha xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị thông qua chủ trương, kế hoạch tác chiến Đông - Xuân (1953-1954), quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 6-12-1953 - Ảnh tư liệu Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc Theo PGS, TS Nguyễn Đức Hòa, một trong những nguyên nhân làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử đó là Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành đường lối kháng chiến toàn dân, thi hành chính sách dân tộc đúng đắn, phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc “cả nước đồng lòng, toàn dân chung sức”, “tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định, được huy động trên cơ sở tư tưởng đại đoàn kết do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên nêu cao nhận thức, muốn đánh bại kẻ thù xâm lược, các tầng lớp nhân dân, các giai cấp cách mạng và tiến bộ trong nước phải đoàn kết lại. Từng đoàn dân công ngụy trang gánh gạo ra tiền tuyến năm 1954 - Ảnh tư liệu Nhờ có đường lối đúng, chủ trương, chính sách phù hợp, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã động viên được sức mạnh của cả nước kháng chiến, tạo nên chiến thắng oanh liệt Điện Biên Phủ. Đường lối, chủ trương, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Bác Hồ đã làm thất bại hoàn toàn âm mưu, thủ đoạn vô cùng thâm độc của thực dân Pháp hòng dựng xứ Mường tự trị, xứ Thái tự trị, xứ Nùng tự trị… để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết giữa các dân tộc Việt Nam. Đoàn dân công xe đạp thồ vận chuyển hàng phục vụ bộ đội chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954 - Ảnh tư liệu Dựa vào dân huy động sức mạnh toàn dân tộc PGS, TS Nguyễn Đức Hòa khẳng định bài học phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, của toàn dân, của cả nước trong chiến dịch Điện Biên Phủ, thông qua đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với lòng dân và đem lại quyền lợi thiết thực cho nhân dân, nên đã động viên được sức mạnh của cả nước tham gia kháng chiến. Dân công Liên khu 3 san đá rải đường phục vụ xe vận chuyển hàng vào Điện Biên Phủ - Ảnh tư liệu Cùng với việc tích cực chuẩn bị cho chiến trường, ở hậu phương vùng mới giải phóng, Đảng ta thực hiện chính sách ruộng đất với chủ trương đem lại ruộng đất cho dân cày, tạo điều kiện phát triển kinh tế kháng chiến và bồi dưỡng sức dân. Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954, Đảng đã lãnh đạo tiến hành 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất theo Luật Cải cách ruộng đất do Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ ba (từ ngày 1 đến 4-12-1953) thông qua. Việc làm đó đã động viên được các tầng lớp nhân dân ở vùng tự do, mới giải phóng và sau lưng địch, thậm chí cả cán bộ, chiến sĩ ở tiền tuyến tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo thành khối đại đoàn kết, dồn sức người, sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Chính sức mạnh vật chất và tinh thần, trí tuệ và lòng dũng cảm vô song, cả dân tộc Việt Nam đều ra trận, trở thành một sức mạnh to lớn, đè bẹp những cố gắng quân sự cao nhất của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù. Hậu phương cả nước và hậu cần nhân dân Chiến trường Điện Biên Phủ ở xa hậu phương tới 500-600km, trên địa hình rừng núi hiểm trở, đường vận tải cơ giới đã hư hỏng, không có đường thủy, thời tiết khí hậu lại thất thường, dân cư thưa thớt, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu... Đó là những thách thức rất lớn. Trước những khó khăn đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị đã hạ quyết tâm: “Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện cho Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này”. Dân công miền núi làm đường phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Ảnh tư liệu Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, hậu phương cả nước sôi nổi trong phong trào chi viện cho tiền tuyến. Đặc biệt là cuộc ra quân hùng hậu của hậu phương miền Bắc chi viện cho mặt trận Điện Biên Phủ vào đầu năm 1954. Sức người, sức của từ mọi nẻo hậu phương đổ vào chiến trường. Hàng chục vạn chiến sĩ nông dân, chân trèo, vai vác, vượt qua bom đạn, bệnh tật hiểm nghèo, vận chuyển lương thực, súng đạn, thuốc men cho mặt trận. Hàng vạn thanh niên xung phong, hầu hết là thanh niên nông dân, phối hợp cùng công binh anh dũng mở hàng ngàn cây số đường vận tải, 11.800 thuyền bè, trên 20.000 xe đạp thồ, 500 ngựa thồ và hàng ngàn xe trâu bò đã được huy động phục vụ chiến dịch. Hậu phương cả nước và hậu cần nhân dân đã làm nên kỳ tích lịch sử: 261.653 dân công chủ yếu được huy động từ nhiều xã, huyện khác nhau trong các tỉnh ở Tây Bắc, Việt Bắc, Liên khu 3 và Liên khu 4. Với hơn 18 triệu ngày công, 25.000 tấn gạo được huy động từ những xóm thôn của đồng bào Bắc Bộ ngược lên Tây Bắc phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Huy động và vận chuyển khối lượng rất lớn lương thực, thực phẩm, vũ khí cung ứng cho 55.000 bộ đội tham gia chiến dịch trong khoảng thời gian dài. Huy động nhân công, dân công vận chuyển trên chặng đường rất xa hậu phương: cách chiến khu Việt Bắc (300km), cách vùng tự do Liên khu 4 (500km). Huy động nhân công, dân công làm hàng ngàn ki-lô-mét đường vượt suối, băng đèo dưới mưa bom, bão đạn của thực dân Pháp. Hậu phương tại chỗ và hậu cần tại chỗ PGS, TS Nguyễn Đức Hòa cho rằng: Với tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, cộng đồng các dân tộc Liên khu Việt Bắc, vùng mới giải phóng Tây Bắc, dù kinh tế còn nghèn nhưng đã có những hy sinh, đóng góp trực tiếp rất to lớn vào chiến thắng Điện Biên Phủ. Hậu phương tại chỗ, khu Tây Bắc huy động 31.818 dân công. Việt Bắc, căn cứ địa kháng chiến chung của cả nước cũng cung cấp cho mặt trận 36.518 dân công. Nhân dân khu mới giải phóng Tây Bắc, nhưng cũng đã huy động 7.300 tấn gạo cho chiến dịch. Lá cờ quyết chiến, quyết thắng của Hồ Chủ tịch tung bay trên nóc hầm Sở chỉ huy của tướng De Castries ngày 7-5-1954 - Ảnh tư liệu Đồng bào Kinh, Thái, Nùng, Dao ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang… sát cánh bên nhau, dốc sức người, sức của cho chiến dịch. Việt Bắc, Tây Bắc vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương tại chỗ của mặt trận Điện Biên Phủ. Cuộc chiến đã diễn ra vô cùng gay go và quyết liệt. Bộ đội địa phương, dân quân du kích và đồng bào các dân tộc Việt Bắc, Tây Bắc không chỉ tích cực phối hợp chiến đấu với bộ đội chủ lực, mà còn huy động tối đa sức người, sức của phục vụ cho chiến dịch. Tất cả đã góp phần làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” còn vang mãi đến hôm nay.
|