您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【tỷ số trận hàn quốc hôm nay】Lấy ý kiến của doanh nghiệp về mô hình cải cách kiểm tra chất lượng hàng hoá

Cúp C19191人已围观

简介Tiếp tục lắng nghe ý kiến các bộ góp ý Đề án kiểm tra chất lượng hàng hóaĐổi mới mô hình kiểm tra ch ...

cai cach mo hinh kiem tra chat luong hai quan tham van y kien doanh nghiepTiếp tục lắng nghe ý kiến các bộ góp ý Đề án kiểm tra chất lượng hàng hóa
cai cach mo hinh kiem tra chat luong hai quan tham van y kien doanh nghiepĐổi mới mô hình kiểm tra chất lượng phải mang lại lợi ích cho doanh nghiệp
cai cach mo hinh kiem tra chat luong hai quan tham van y kien doanh nghiepBà Rịa – Vũng Tàu: Vướng kiểm tra chất lượng nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản
cai cach mo hinh kiem tra chat luong hai quan tham van y kien doanh nghiep
Hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Hải Phòng. Ảnh: N.Linh

Xây dựng mô hình mới

Theấyýkiếncủadoanhnghiệpvềmôhìnhcảicáchkiểmtrachấtlượnghànghoátỷ số trận hàn quốc hôm nayo dự thảo, mục tiêu của đề án nhằm cắt giảm chi phí, thời gian và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở cải cách thực chất công tác kiểm tra chuyên ngành theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu (trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh, quốc phòng, kiểm dịch...), Bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm.

Đề án được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ đúng theo quy định của các Luật: Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật An toàn thực phẩm; Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Luật Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả Năng lượng; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật Thủy sản.

Kế thừa các quy định đã được triển khai thực hiện tốt tại các Nghị định: 15/2018/NĐ-CP, 74/2018/NĐ-CP, 85/2019/NĐ-CP, 17/2020/NĐ-CP và áp dụng thống nhất cho hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.

Cắt giảm thời gian, thủ tục, chi phí cho doanh nghiệp theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu.

Bám sát các chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong nhiều năm qua về cải cách toàn diện công tác quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu; cải cách thực chất công tác kiểm tra chuyên ngành tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước của các Bộ ngành về chất lượng của hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân, bảo vệ môi trường, an ninh kinh tế, an ninh quốc gia.

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực thông qua tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước; tiếp tục xã hội hóa hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Đồng thời, ứng dụng tối đa các hệ thống công nghệ thông tin hiện có để đơn giản hóa, hiện đại hóa thủ tục kiểm tra và đảm bảo minh bạch thông tin.

Đảm bảo áp dụng đầy đủ, hiệu quả nguyên tắc quản lý rủi ro, phù hợp với thông lệ quốc tế, với Công ước/Hiệp định quốc tế Việt Nam đã ký kết, tham gia.

Để hoàn thiện dự thảo đề án, ban soạn thảo cũng đã nghiên cứu nhiều mô hình của một số nước trên thế giới để rút kinh nghiệm áp dụng tại Việt Nam.

Tập trung giải quyết bất cập

Để xây dựng dự thảo đề án, ban soạn thảo đã đánh giá cụ thể thực trạng công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu hiện nay. Bên cạnh những mặt đạt được, công tác kiểm tra chuyên ngành cũng còn nhiều bất cập như: Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành còn nhiều, chưa có tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật để kiểm tra, chưa được chỉ định cơ quan kiểm tra; nguyên tắc quản lý rủi ro chưa được áp dụng đầy đủ, thực chất; kiểm tra chuyên ngành gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp và nhà nước nhưng lại kém hiệu quả; còn tồn tại tình trạng chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành; đồng thời địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung đã được thành lập nhưng hoạt động không hiệu quả; hoạt động công nhận, thừa nhận chất lượng hàng hóa của nước ngoài còn rất hạn chế.

Theo đánh giá ban soạn thảo, thời gian qua, công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu đã có nhiều cải cách, được Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận. Tuy nhiên, công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập từ quy định pháp lý đến tổ chức thực hiện làm tốn kém chi phí và thời gian cho doanh nghiệp, lãng phí nguồn lực nhà nước. Do vậy, cần cải cách toàn diện thủ tục kiểm tra chuyên ngành để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

Để cải cách toàn diện thủ tục kiểm tra chuyên ngành thì vấn đề đặt ra là cần tập trung giải quyết những tồn tại, bất cập hiện nay, quyết liệt thực hiện các chủ trương, giải pháp theo tinh thần của các nghị quyết 19/NQ-CP, Nghị quyết số 99/NQ-CP và các Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2019, 2020.

Ngoài ra, cũng tại các Nghị quyết, Chính Phủ đã đưa ra thêm một giải pháp nữa là giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm. Theo ban soạn thảo việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên mới đáp ứng yêu cầu cải cách toàn diện, làm cho thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu trở nên thuận lợi hơn, hiệu quả hơn hiện nay. Đó cũng là mục tiêu chung mà Đề án này hướng tới.

Từ mục tiêu đó, các nội dung cải cách của mô hình mới sẽ tập trung vào đơn giản hóa, chuẩn hóa, thống nhất quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.

Áp dụng chuyển đổi phương thức kiểm tra chất lượng (từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường, kiểm tra thông thường sang kiểm tra giảm).

Thay đổi cách tiếp cận từ kiểm tra chất lượng theo hàng hóa gắn với chủ hàng sang kiểm tra chất lượng theo hàng hóa

Nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp, đảm bảo vai trò kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu và thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên không quá 5% để đánh giá tuân thủ pháp luật.

Minh bạch, công khai thông tin về kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu, các cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc nâng cấp và áp dụng các hệ thống CNTT (Cơ chế một cửa quốc gia, hệ thống công nghệ thông tin của các bộ, ngành).

Tags:

相关文章