Ươm tạo doanh nghiệp và gia tăng giá trị cho dược liệu xuất khẩu Chi hỗ trợ phát triển vùng dược liệu quý tại miền núi Rào cản khiến dược liệu khó “cất cánh” |
| Sâm ngọc linh- một trong những dược liệu quý của Việt Nam với giá trị xuất khẩu cao. Ảnh: Hoàng Thanh |
Việt Nam có khoảng trên 5.100 loài cây dược liệu Tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống các cơ quan thương vụ tại nước ngoài tháng 9/2023 có chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm quế, hồi và cây dược liệu” do Bộ Công Thương tổ chức, ngày 28/9, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, trên bản đồ dược liệu thế giới, Việt Nam được đánh giá có nguồn dược liệu đa dạng; tỷ lệ dược liệu tự nhiên quý hiếm vẫn còn khá phong phú. Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, quế, hồi Việt Nam được tiêu thụ mạnh ở nhiều khu vực Nam Á (như Ấn Độ, Bangladesh), Trung Đông (UAE, Pakistan), Đông Á (Nhật Bản, Đài Loan - Trung Quốc, Hàn Quốc), Mỹ và các nước thuộc Liên minh Châu Âu - EU. Trước xu hướng gia tăng nhu cầu nguyên liệu trong các ngành công nghiệp thực phẩm, hóa mỹ phẩm, dược phẩm… cùng nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết, sản phẩm quế, hồi Việt Nam có thêm động lực, thời cơ phát triển. |
Theo thống kê, hiện nước ta có khoảng trên 5.100 loài cây dược liệu. Với nguồn dược liệu này, Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển dược liệu trở thành một ngành kinh tế. Riêng đối với cây quế, hiện diện tích quế ở Việt Nam đạt khoảng 150.000 ha, chiếm 17% diện tích quế toàn cầu. Hiện, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu quế đứng thứ ba thế giới về sản lượng, sau Indonesia và Trung Quốc. Với cây hồi là loài cây bản địa rất ít quốc gia sở hữu, chiếm phần lớn là Việt Nam và Trung Quốc. Theo lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại, các mặt hàng, sản phẩm từ quế hồi và cây dược liệu đang ngày càng được quan tâm và mở rộng thị trường xuất khẩu do những thay đổi trong nhận thức, quan điểm và thị hiếu của người tiêu dùng đối với lối sống xanh, sạch, tốt cho sức khỏe và hỗ trợ tăng miễn dịch. Bên cạnh đó, có thể kể đến là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm toàn cầu, sự phổ biến rộng rãi của văn hóa ẩm thực sử dụng hương liệu tự nhiên, truyền thống, mang đậm bản sắc của các quốc gia. Đến nay, ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến quế và cây dược liệu của Việt Nam đã dần chuyển sang giai đoạn phát triển bền vững theo hướng giảm dần các sản phẩm thô, canh tác truyền thống, tăng cường các sản phẩm chế biến chuyên sâu có giá trị cạnh tranh cao hơn, đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi giá trị. Đây là lợi thế có thể giúp gia tăng giá trị cho các sản phẩm quế và cây dược liệu Việt Nam trong tương lai, không chỉ tạo nên thương hiệu mà còn đưa Việt Nam trở thành nguồn cung quế và dược liệu quan trọng trên thị trường thế giới. Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, quế, hồi Việt Nam được tiêu thụ mạnh ở nhiều khu vực Nam Á (như Ấn Độ, Bangladesh), Trung Đông (UAE, Pakistan), Đông Á (Nhật Bản, Đài Loan - Trung Quốc, Hàn Quốc), Mỹ và các nước thuộc Liên minh Châu Âu - EU. Trước xu hướng gia tăng nhu cầu nguyên liệu trong các ngành công nghiệp thực phẩm, hóa mỹ phẩm, dược phẩm… cùng nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết, sản phẩm quế, hồi Việt Nam có thêm động lực, thời cơ phát triển. Ngoài quế, hồi đến thời điểm hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia xuất khẩu nhiều loại dược liệu khác như: thảo quả, nghệ, hòe, kê huyết đằng... nhưng riêng lẻ và với tỷ lệ không đáng kể. Tuy giá trị xuất khẩu quế, hồi của Việt Nam liên tục tăng qua các năm và riêng năm 2022 đạt khoảng 276 triệu USD, nhưng con số này còn nhỏ so với thị phần dược liệu trên toàn thế giới. Theo Bộ Công Thương, một trong những lý do dược liệu Việt Nam mới chiếm thị phần rất nhỏ trên tổng doanh thu thị trường dược liệu toàn cầu là phần lớn dược liệu Việt Nam được xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô. Thêm vào đó, những sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh như: quế, hồi, thảo quả, nghệ, hòe... vẫn còn manh mún, quy mô nhỏ, theo kiểu mạnh ai nấy làm. Tiềm năng mở rộng thị trường Về phía thương vụ, ông Bùi Trung Thướng, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, Ấn Độ tiêu thụ sản phẩm quế, hồi hàng đầu thế giới cũng là nước sản xuất dược liệu lớn. Hiện Việt Nam thống lĩnh thị trường Ấn Độ với hơn 80% lượng nhập khẩu quế, hồi. Riêng năm tài chính 2022 - 2023 Việt Nam đã xuất khẩu 32.650 tấn quế, chiếm 85% lượng quế nhập khẩu của Ấn Độ. Quế Việt Nam được thị trường Ấn Độ yêu thích do hàm lượng tinh dầu cao, hương vị đặc trưng. Dù vậy, hầu hết quế Việt Nam xuất khẩu sản phẩm thô sang nước này và gắn nhãn mác Ấn Độ để xuất khẩu đi các nước với giá trị cao. Do đó, ông Thướng kiến nghị doanh nghiệp nên tăng cường kết nối với đối tác Ấn Độ để học hỏi, áp dụng công nghệ chế biến quế hồi từ nước này nhằm sản xuất được sản phẩm giá trị gia tăng cao. Tại thị trường Canada, Thương vụ Việt Nam tại nước này cho biết, kể từ sau CPTTP, xuất khẩu mặt hàng quế của Việt Nam vào địa bàn đã tăng đột biến. Trước năm 2018, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3, sau Indonesia và Hoa Kỳ về thị phần. Từ năm 2019, Việt Nam đã vượt lên vị trí thứ nhất về giá trị xuất khẩu vào địa bàn, giữ vững vị trí đến nay và chiếm khoảng gần một nửa thị phần quế tại thị trường Canada. Nói cách khác, trong vòng 5 năm sau CPTPP, mặt hàng quế của Việt Nam đã có sự tăng trưởng gần gấp 3 về giá trị kim ngạch với tốc độ lên đến 179%. Tương tự, với mặt hàng hồi, kể từ sau CPTTP, xuất khẩu hồi của Việt Nam vào địa bàn đã tăng đột biến, từ 117 nghìn USD năm 2018 lên 381 nghìn USD năm 2022. Trước năm 2018, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8, kể từ năm 2022, Việt Nam đã vượt lên vị trí thứ 6 về giá trị xuất khẩu vào địa bàn. Tuy nhiên, đối với mặt hàng dược liệu, Việt Nam không có vị trí đáng kể tại địa bàn. Hàng năm, Canada có nhu cầu nhập khẩu khoảng 100 triệu USD giá trị dược liệu từ các nước. Danh sách các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam có thể kể đến: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Mexico, Maroc, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Hongkong, Đài Loan, Colombia… Để tiếp cận thị trường, các doanh nghiệp quế hồi, dược liệu có thể cân nhắc tham gia Triển lãm thực phẩm và sáng tạo quốc tế Canada (SIAL) lần thứ 21 sẽ được tổ chức tại Montreal vào giữa tháng 5/2024. Đây là sự kiện thương mại lớn nhất hàng năm trong ngành công nghiệp thực phẩm ở Bắc Mỹ. Để mở rộng cửa ngõ cho sản phẩm quế hồi và dược liệu của Việt Nam vào Canada và châu Mỹ, Thương vụ có kế hoạch tham gia SIAL và CHFA 2024 (Hội chợ thực phẩm dinh dưỡng CHFA) và đang làm việc với Ban tổ chức để có mức giá ưu đãi nhất cho doanh nghiệp Việt Nam. |