当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【kết quả bóng đá u19 thổ nhĩ kỳ】Thái Bình trước thềm hội nghị kết nối cung cầu: “Chuông” gì mang đánh xứ người?

【kết quả bóng đá u19 thổ nhĩ kỳ】Thái Bình trước thềm hội nghị kết nối cung cầu: “Chuông” gì mang đánh xứ người?

2025-01-12 23:00:51 [Nhà cái uy tín] 来源:88Point
Tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị "Kết nối Thái Bình - Hàn Quốc"

Vang danh thương hiệu “Quê hương năm tấn”

Vào những năm 60 của thế kỷ trước,áiBìnhtrướcthềmhộinghịkếtnốicungcầuChuônggìmangđánhxứngườkết quả bóng đá u19 thổ nhĩ kỳ khắp các vùng nông thôn trong tỉnh Thái Bình, nơi nào cũng vang lên câu hát: “Năm tấn thóc để góp phần đánh Mỹ, ruộng đất quê ta không muốn nghỉ lấy một ngày”. Năm 1966, Thái Bình là tỉnh đầu tiên của miền Bắc đạt năng suất 5 tấn thóc/ha. Hạt thóc của người Thái Bình lúc ấy được sẻ chia làm ba, bốn phần, vừa để nuôi quân, vừa bảo đảm nhu cầu lương thực tối thiểu cho các lực lượng lao động ở hậu phương.

Những năm tháng chiến tranh, hạt thóc được làm ra từ đồng đất Thái Bình đã “nổi danh” từ hậu phương đến tiền tuyến. Ngày nay, phát huy truyền thống quê hương, những sản phẩm như gạo Japonica, gạo đỏ huyết rồng, gạo nếp cái hoa vàng Thụy Ninh, gạo nếp bể làng Keo, gạo chợ Gốc, rau củ quả các loại được trồng từ đồng đất Thái Bình đã tiếp tục đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, hiện Thái Bình có 64 sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng địa phương (OCOP) được công nhận 3,4 sao. Trong số đó, một số sản phẩm được công nhận mang bản sắc riêng của vùng quê lúa, có thương hiệu trên thị trường cả nước như: Mắm cáy Hồng Tiến, bánh cáy Thiên Đức, cây phát lộc Minh Tân, sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ làm từ cói Tây An - Tiền Hải và khăn bông Thanh Chất - Hưng Hà đủ điều kiện để đăng ký tham gia sản phẩm 5 sao cấp quốc gia. Nhiều sản phẩm của Thái Bình sau khi được công nhận sản phẩm OCOP, dán tem OCOP đã đưa vào tiêu thụ ổn định trong các công ty, cửa hàng, siêu thị. Tiêu biểu như sản phẩm trứng vịt biển, thịt vịt biển Đông Xuyên đã đưa vào tiêu thụ tại 26 cửa hàng, siêu thị ở 16 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Thái Bình trước thềm hội nghị kết nối cung cầu: “Chuông” gì mang đánh xứ người?
Nhiều loại gạo ngon của Thái Bình đã và đang khẳng định được thương hiệu

Không chỉ các sản phẩm nông nghiệp, những năm qua, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, UBND tỉnh, hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Thái Bình được triển khai sâu rộng, xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng, năng lực cạnh tranh cao. Từ năm 2011 đến 2021 tỉnh Thái Bình luôn có những sản phẩm được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia, cấp khu vực, cấp tỉnh.

Năm 2022, tỉnh Thái Bình có 25 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp của 16 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn đăng ký tham gia bình chọn SPCNNT tiêu biểu cấp tỉnh năm 2022 và đề xuất 15 sản phẩm của 10 đơn vị nổi trội, tiêu biểu tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực.

Hiện nay, Thái Bình có 45 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, trong đó: Có 03 sản phẩm cấp quốc gia, 05 sản phẩm cấp khu vực và 37 sản phẩm cấp tỉnh. Các sản phẩm tiêu biểu được tôn vinh, bình chọn là những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh, tập trung ở lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và chế biến thực phẩm... được đông đảo người tiêu dùng biết đến, tiêu thụ trong cả nước và xuất khẩu.

Thái Bình trước thềm hội nghị kết nối cung cầu: “Chuông” gì mang đánh xứ người?
Vịt biển thịt ở xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải - Sản phẩm OCOP đang là sản phẩm nông sản tiêu biểu của Thái Bình

Bên cạnh những sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực hiện nay đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng chung ngành công nghiệp của tỉnh như: Các sản phẩm may mặc với tỷ trọng chiếm đến 40% tổng giá trị ngành công nghiệp của tỉnh, được sản xuất bởi các công ty với quy trình quản lý, dây truyền sản xuất hiện đại như Công ty Tân Đệ, Công ty cổ phần may Việt Thái, Công ty TNHH Minh Trí…

Lĩnh vực dệt sợi cũng là một trong các ngành chủ lực với một số doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần Dệt sợi Damsan với kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 32 triệu USD, Công ty cổ phần Sợi Trà Lý với công nghệ hiện đại, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Ngoài ra các sản phẩm thực phẩm, đồ uống cũng đã làm nên thương hiệu và “định vị” giá trị trong lòng người tiêu dùng như: Sản phẩm đồ uống của Tập đoàn Hương Sen với các sản phẩm như: Bia Đại Việt, sữa gạo, sữa trái cây, trà thảo mộc với tổng sản lượng trên 450 triệu lít/năm…Đây đều là những nhãn hàng được sản xuất theo dây chuyền công nghệ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường và đã được các thị trường khó tính tiếp nhận.

Đồng hành, sát cánh để khơi dậy, phát huy tiềm năng, lợi thế lớn

Nhắc đến Thái Bình người ta luôn nhớ về những cánh đồng lúa “cò bay thẳng cánh”. Chính vì vậy, sản xuất lúa chiếm ưu thế và là thế mạnh của tỉnh với sản lượng đạt 1 triệu tấn/năm. Cơ cấu giống lúa chất lượng như Bắc thơm số 7, T10, TBR279, lúa Nhật,…đạt khoảng 70.000ha chiếm 47% diện tích gieo trồng, sản lượng đạt khoảng 350.000 tấn.

Là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, song Thái Bình lại có 3 mặt giáp các con sông lớn, và một mặt giáp biển với đường bờ biển dài trên 50 km và 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh. Chính vì vậy, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của Thái Bình đạt 15.665,1 ha, tôm sú 2.639 ha, tôm thẻ đạt 301,9 ha, trong đó 163 ha nuôi thâm canh, công nghệ cao; diện tích nuôi ngao đạt trên 3.000 ha/năm, sản lượng đạt trên 115.000 tấn/năm. Cùng với đó diện tích nuôi thủy sản nước ngọt 8.939,6 ha với các loại cá truyền thống như trắm, chép, … và các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá rô đồng, ếch...

Khai thác thủy sản của Thái Bình cũng đang từng ngày phát triển theo hướng hiện đại, tăng cường khai thác xa bờ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tổng sản lượng 8 tháng đầu năm 2022 đạt 177 nghìn tấn, trong đó, sản lượng khai thác đạt 66,9 nghìn tấn, nuôi trồng đạt 110,1 nghìn tấn.

Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Hệ thống công trình thủy lợi tưới tiêu thuận lợi với tổng diện tích tự nhiên 153.596 ha. Ngoài diện tích cấy lúa, đất đai Thái Bình rất thích hợp cho các loại cây, như: cây thực phẩm (khoai tây, dưa chuột, sa lát, hành, tỏi, lạc, đậu tương, ớt xuất khẩu), cây công nghiệp ngắn ngày (cây đay, cây dâu, cây cói), cây ăn quả nhiệt đới (cam, táo, ổi bo, vải thiều, nhãn, chuối), trồng hoa, cây cảnh,…

Thái Bình trước thềm hội nghị kết nối cung cầu: “Chuông” gì mang đánh xứ người?
Sản phẩm mật ong được nuôi theo mô hình hữu cơ cho lượng mật hoàn toàn tự nhiên tại huyện Thái Thụy

Bên cạnh đó, Thái Bình còn nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với vị trí địa lý, tiềm năng thuận lợi, dư địa để Thái Bình phát triển các vùng chuyên canh sản xuất các mặt hàng nông sản chủ lực, tạo nên được thế mạnh không phải nơi nào cũng có được.

Đặc biệt, tại Hội nghị kết nối Thái Bình – Hàn Quốc vừa diễn ra vào đầu tháng 7/2022, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, ông Ngô Đông Hải cho rằng: Người Thái Bình cần cù, chịu khó, trọng nghĩa, trọng tình, hòa ái và hiếu khách. Vì vậy, người Thái Bình luôn luôn sẵn sàng chào đón tất cả các nhà đầu tư đến với Thái Bình, gắn bó, đồng hành cùng Thái Bình phát triển bền vững.

Cùng với những yếu tố thuận lợi kể trên, một điểm không thể nhắc tới đó là những năm qua, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình luôn quan tâm, chú trọng thu hút các nhà đầu tư về với Thái Bình để xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp của tỉnh. Lãnh đạo tỉnh Thái Bình luôn cam kết đồng hành cùng với các nhà đầu tư như đúng bản chất của người Thái Bình “không bỏ bạn trong gian khó”. Tất cả những yếu tố hội tụ này sẽ là “bảo chứng” cho các nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm về với Thái Bình để xúc tiến đầu tư, tận dụng, khai thác những tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương.

Minh chứng cho những hành động thiết thực này, những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành hàng loạt các chính sách “trải thảm đỏ” mời gọi nhà đầu tư về với Thái Bình đã được triển khai. Cụ thể, Thái Bình luôn xác định là địa phương có nhiều tiềm năng về nông nghiệp với các vùng nguyên liệu đang phát triển mạnh, có khả năng cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến. Vì vậy Thái Bình đang đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và tái cơ cấu ngành công nghiệp lấy công nghiệp chế biến, chế tạo làm ngành chủ lực nên việc xúc tiến kết nối tiêu thụ sản phẩm nông, thuỷ sản, công nghiệp tiêu biểu đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của tỉnh.

Thái Bình trước thềm hội nghị kết nối cung cầu: “Chuông” gì mang đánh xứ người?
Sản phẩm Bánh cáy Thái Bình đã và đang là sản phẩm được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận

Bên cạnh đó, với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng sự hỗ trợ của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành Trung ương, là cơ quan được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao nhiệm vụ, Sở Công Thương đã phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ, hợp tác chặt chẽ với các tổ chức xúc tiến của các tỉnh bạn, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng cả kênh phân phối truyền thống và hiện đại. Sở cũng tiếp tục củng cố và đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường được tổ chức thường xuyên, liên tục như: Tham gia các hội chợ triển lãm tổng hợp và chuyên ngành trong nước và quốc tế, tổ chức các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, phát triển điểm bán hàng Việt, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử để quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm qua kênh trực tuyến theo kế hoạch được UBND tỉnh ban hành hàng năm. Sở cũng là “cầu nối” để kết nối giữa các doanh nghiệp của tỉnh và doanh nghiệp phân phối bán buôn, bán lẻ trong nước như Tập đoàn Central Retain, Masan..., đưa các sản phẩm của tỉnh vào bán tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, các điểm dừng nghỉ, các bếp ăn tập thể của các tập đoàn sản xuất....

Chính nhờ những nỗ lực này, các mặt hàng nông sản và công nghiệp tiêu biểu của Thái Bình đã xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm và tiềm năng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, các nước ASEAN như gạo, bún phở khô, bánh đa, trà dược, thủy hải sản, nước mắm, bánh kẹo, khăn tay bông, hàng thủ công mỹ nghệ... góp phần thiết thực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, duy trì ổn định kinh tế trong bối cảnh đại dịch.

Tháng 8/2022, Sở cũng đã tham mưu tổ chức đoàn cán bộ và 12 doanh nghiệp tỉnh Thái Bình tham gia đoàn kết nối giao dịch thương mại tại Thụy Điển, Na Uy do Bộ Công Thương tổ chức. Đoàn công tác đã khảo sát và trực tiếp làm việc với nhiều kho hàng nhập khẩu, đầu mối phân phối hàng thực phẩm, thuỷ sản, hàng tiêu dùng các loại từ các thị trường châu Á; tìm hiểu cách thức vận hành hoạt động của các kho hàng, nhu cầu hàng hoá của thị trường Thuỵ Điển, Na Uy. Đến nay đã có 2 doanh nghiệp đặt được đại diện thương mại tại khu vực thị trường này, 01 doanh nghiệp nhận được đề nghị báo giá và gửi hàng mẫu từ phía đối tác.

Được biết, hiện Sở Công Thương Thái Bình đã phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất kết nối gần 100 sản phẩm tiêu biểu của tỉnh theo 3 trụ cột là sản phẩm chủ lực, sản phẩm truyền thống và các sản phẩm đặc trưng khác, trong đó có nhóm sản phẩm tiêu biểu như mặt hàng gạo và các sản phẩm gạo, thủy sản, thực phẩm tươi sống, thủ công mỹ nghệ, bánh kẹo, sản phẩm dệt, đũi..., với 64 sản phẩm OCOP, 25 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh.

Với những chính sách đầu tư hấp dẫn, hiện nhiều doanh lớn như Tập đoàn TH đã đến với Thái Bình và quyết định đầu tư Nhà máy chế biến thực phẩm sạch Thái Bình nhằm tận dụng những tiềm năng, lợi thế sẵn có. Hi vọng rằng, từ những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn và tiềm năng còn rất lớn, Thái Bình sẽ được đón ngày càng nhiều hơn các doanh nghiệp về với “quê hương năm tấn” đầu tư, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản, công nghiệp để đồng hành, cùng nhau phát triển.

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读