您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【tỷ lệ bóng đá kèo nhà cái hôm nay】Đưa thương hiệu na Mai Sơn vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế

Ngoại Hạng Anh12人已围观

简介Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số N ...

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số Nông sản Sơn La nâng cao giá trị,ĐưathươnghiệunaMaiSơnvươnxatrênthịtrườngtrongnướcvàquốctếtỷ lệ bóng đá kèo nhà cái hôm nay ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc Sơn La: Nâng cấp cửa khẩu, gia tăng hiệu quả thương mại qua biên giới

Thống kê của tỉnh Sơn La cho thấy, nông sản địa phương này trong những năm gần đây chiếm vị trí dẫn đầu cả nước, đặc biệt là cây ăn quả. Tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh tính đến 9 tháng đầu năm 2024 đạt 83.757ha. Trong đó, diện tích cho thu hoạch 63.207 ha, sản lượng ước đạt trên 379.000 tấn.

Các loại cây ăn quả được trồng tại Sơn La đều có sản lượng lớn như 6.500ha chuối, sản lượng trên 59.500 tấn quả; 12.400ha mận, sản lượng ước đạt 78.200 tấn; gần 19.700ha xoài, sản lượng gần 77.800 tấn; 20.000ha nhãn, sản lượng ước đạt 72.000 tấn,...

Đưa thương hiệu na Mai Sơn vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế
Na Mai Sơn là nông sản đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Ảnh: baosonla.org.vn

Trong các loại cây ăn quả trên, na trở thành “gương mặt nông sản vàng” tại Sơn La khi dẫn đầu về hiệu quả kinh tế với 972ha na, sản lượng trên 7.100 tấn. Nguyên nhân là do có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng lý tưởng kết hợp với kỹ thuật canh tác tay nghề cao của bà con nông dân, đã biến na vượt trội hơn so với các loại cây ăn quả khác.

Huyện Mai Sơn có thể xem là thủ phủ na của Sơn La. Với diện tích trồng và cho thu hoạch tương ứng là 790ha và 500ha, chiếm trên 80%, sản lượng dự kiến trong năm 2024 của na Mai Sơn vào khoảng hơn 6.700 tấn; tập trung chủ yếu tại các xã Cò Nòi, Hát Lót, Nà Bó và thị trấn Hát Lót.

Đưa thương hiệu na Mai Sơn vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế
Do có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng lý tưởng kết hợp với kỹ thuật canh tác cao đã biến na Mai Sơn thành sản phẩm năng suất vượt trội. Ảnh: Danviet.vn

Bà con tại các xã này chủ yếu trồng 3 giống na chính là na dai, na Thái và na sầu riêng. Trong đó, diện tích na dai đang ngày càng giảm, thay vào đó là na Thái, na sầu riêng ghép cải tạo trên thân na dai.

Trong các xã trên, Cò Nòi là xã có diện tích na lớn nhất huyện Mai Sơn, với hơn 400ha, trong đó, 200 ha cho thu hoạch, gồm 5ha được trồng theo hướng hữu cơ, 195ha trồng ứng dụng công nghệ cao; sản lượng quả đạt 3.000 tấn/năm.

Với cây na, thời gian thu hoạch na dai kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9; na Thái thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 12 và na sầu riêng thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau. Thời điểm hiện tại, các hộ nông dân đang tập trung cắt tỉa cành tăm, cành sâu bệnh, cành nhỏ; tạo sự thông thoáng cho cây Na. Những cành có sức sống thì để lại để xử lý quả trong thân.

Ngoài điều kiện đất đai màu mỡ thích hợp để trồng trọt, kỹ thuật của bà con nông dân cũng là một yếu tố đủ để khiến na tại Sơn La dẫn đầu cả nước. Để cây na đạt tỷ lệ đậu quả cao, người dân đã được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây na, phun thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”. Đặc biệt là quy trình chăm sóc na theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Từ đầu năm đến nay, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mai Sơn đã phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức gần 70 lớp tập huấn, hướng dẫn nhân dân các kỹ thuật chăm sóc cây na và cây ăn quả các loại cho trên 3.500 lượt người.

Với những kỹ thuật canh tác cập nhật, áp dụng từ trước trong và sau khi thu hoạch, nên giá trị kinh tế của cây na đang được khẳng định tại huyện Mai Sơn. Doanh thu của mỗi ha na trên địa bàn huyện có khi chạm mức 1 tỷ đồng với những gia đình có kỹ thuật tốt. Xét trên bình diện chung, lợi nhuận sau khi trừ hết các chi phí của cây na tính trên mỗi ha thường dao động quanh 200 triệu đồng với na dai và 300 - 350 triệu đồng với na Thái. Riêng cây na sầu riêng, giá trị kinh tế rất cao nhưng còn mới, diện tích ít nên chưa có con số cụ thể.

Thương hiệu na Mai Sơn được ghi nhận ngay từ tháng 8/2018 khi Ủy ban Nhân dân huyện Mai Sơn tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận “na Mai Sơn”. Đây là dấu ấn quan trọng đối với những người trồng na ở Mai Sơn. Cho đến nay sản phẩm na Mai Sơn đã khẳng định được thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Dù vậy nhưng người dân nơi đây vẫn cần tích cực tìm kiếm các giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm thêm “đầu ra” cho sản phẩm đưa nông sản na góp mặt trên thị trường quốc tế, đặc biệt là những nước lớn có giá trị tiêu thụ cây ăn quả lớn như Trung Quốc, Úc, Hoa Kỳ,…

Về chủ trương, huyện Mai Sơn vẫn xác định sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư thâm canh, đưa các giống mới và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ đó, tăng giá trị, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và xuất khẩu.

Mặt khác, huyện Mai Sơn đang tiếp tục triển khai các giải pháp kết nối tiêu thụ, ứng dụng công nghệ số trong việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện cho các hợp tác xã, hộ sản xuất, đơn vị đầu mối kinh doanh gặp gỡ, tìm hiểu nhu cầu, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, góp phần đưa thương hiệu “na Mai Sơn” vươn xa, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tags:

相关文章