发布时间:2025-01-10 11:00:43 来源:88Point 作者:Cúp C1
Định mức phân bổ dự toán thấp,ĐăkNôngNhiềuđơnvịsựnghiệptiếtkiệmnhưngchưathểtăngthunhậlịch đá bóng vn hôm nay chưa gắn liền với nhiệm vụ được giao trong khi giá cả một số mặt hàng liên tục tăng cao dẫn đến việc thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức là rất khó thực hiện.
Dự toán chỉ đảm bảo chi hoạt động thường xuyên tối thiểu
Theo ông Nguyễn Tấn Bi, hiện nay, các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP chưa được ban hành đồng bộ hoặc ban hành nhưng chưa được hướng dẫn cụ thể, nên hầu hết các đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh vẫn triển khai thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Các đơn vị sự nghiệp đã được phân loại và giao kinh phí tự chủ theo giai đoạn. Trong đó, số đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động là 11, đơn vị tự bảo đảm một phần và ngân sách nhà nước (NSNN) đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động là 464.
Trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh đã có 2 đơn vị tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động sáp nhập vào đơn vị khác là Nhà in tỉnh Đăk Nông sáp nhập với Công ty TNHH MTV Sách và Thiết bị trường học; hợp nhất Trung tâm Quy hoạch Xây dựng và Trung tâm Kiểm định chất lượng xây dựng thành Trung tâm Quy hoạch xây dựng tỉnh Đăk Nông. Tỉnh cũng thành lập thêm 3 đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục (trong năm 2016 và 2017), do đó, tỉnh chưa tiến hành phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định.
Hiện tại, hầu hết các đơn vị được giao quyền tự chủ đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với tình hình của đơn vị; quán triệt đến các phòng, ban; thực sự tiết kiệm và nghiêm túc thực hiện.
Ông Phạm Văn Trường, Vụ trưởng Vụ tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, các cơ quan, đơn vị muốn có thu nhập tăng thêm thì phải tiết kiệm chi, thực hiện nhiệm vụ hiệu quả mới có nguồn dư ra để bổ sung thu nhập, chứ không phải là đương nhiên có nguồn kinh phí để tăng thu nhập cho người lao động. Những cơ quan hành chính không có nguồn thu sẽ phải tiết kiệm chi.
Các đơn vị trên địa bàn đã thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí như: Khoán văn phòng phẩm, điện thoại cho từng cán bộ hoặc từng bộ phận, từng phòng; tiết kiệm điện, nước, nhiên liệu trong đơn vị; khoán công tác phí cho cán bộ, viên chức khi đi công tác, cử cán bộ đi công tác đúng thành phần, kết hợp nhiều công việc/chuyến công tác; rút ngắn số ngày, giảm số người đi công tác không cần thiết; tiết kiệm biên chế, chỉ tuyển dụng cán bộ, viên chức khi thực sự cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, số đơn vị có thu nhập tăng thêm chiếm tỷ lệ nhỏ. Cụ thể, số đơn vị có hệ số tăng thu nhập dưới 1 lần là 61; số đơn vị có hệ số tăng thu nhập từ 1 - 2 lần là 9; không có đơn vị có hệ số tăng thu nhập từ trên 2 lần và từ 3 lần trở lên.
Giải thích cho điều này, ông Nguyễn Tấn Bi cho biết, dự toán giao cho các đơn vị chỉ đảm bảo hoạt động thường xuyên tối thiểu, trong lúc giá cả tiêu dùng, vật tư, xăng dầu… đều tăng lên; trong năm 2017 lại phải thực hành tiết kiệm 10% chi thường xuyên theo nghị quyết của Chính phủ nên hầu hết các đơn vị không đủ kinh phí chi thường xuyên, dẫn đến cuối năm không tiết kiệm được để tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức và người lao động. Bên cạnh đó, định mức chi sự nghiệp giáo dục của tỉnh là 80% chi lương và các khoản có tính chất lương, 20% chi cho hoạt động thường xuyên là rất thấp nên các đơn vị không cân đối được nguồn kinh phí để thực hiện tiết kiệm chi tăng thu nhập.
Bên cạnh đó, định mức khoán chi kinh phí hoạt động/biên chế được quy định tại Nghị quyết số 39/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông, theo các đơn vị, vẫn còn thấp và ổn định trong thời gian dài (từ năm 2017 đến năm 2020) so với tình hình thực tế. Hiện nay, giá cả hàng hóa trên thị trường tăng nhanh, nhưng định mức phân bổ kinh phí không tăng, làm ảnh hưởng đến khoản tiết kiệm chi của đơn vị, nên hầu hết các đơn vị khó khăn trong việc tăng thu nhập cho người lao động.
Cần có tiêu chí đánh giá
Ngoài khó khăn về chi thu nhập tăng thêm, ông Nguyễn Tấn Bi cũng cho biết, hiện nay các bộ chủ quản chưa ban hành các tiêu chí cơ bản để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, vì vậy địa phương còn khó khăn trong công tác ban hành và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc.
Đại diện Sở Tài chính Đăk Nông cũng kiến nghị các bộ chủ quản sớm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện các nghị định của Chính phủ thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý, theo hướng dẫn tại Nghị định số 16; đồng thời, ban hành các tiêu chí cơ bản để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ để địa phương có cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị trực thuộc.
Ngoài ra, ông Nguyễn Tấn Bi cũng đề nghị định mức phân bổ dự toán, biên chế cần được tính toán cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị, tương xứng với nhiệm vụ được giao, ưu tiên cho các địa phương còn khó khăn, địa phương có địa bàn quản lý hành chính rộng nhưng dân cư thưa thớt.
Bùi Tư
相关文章
随便看看