【bảng xếp hạng thuy si】Tăng cường chăm sóc sức khỏe cho lao động di cư

[Cúp C2] 时间:2025-01-10 20:43:43 来源:88Point 作者:World Cup 点击:59次

VHO - Tình trạng di cư ở Việt Nam đang diễn ra với quy mô lớn,ăngcườngchămsócsứckhỏecholaođộngdicưbảng xếp hạng thuy si trong đó dòng di cư lớn nhất là từ thành thị đến thành thị (44,6%). Do đó, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người di cư cần được quan tâm và có chính sách cụ thể...

 Tăng cường chăm sóc sức khỏe cho lao động di cư - ảnh 1
Toàn cảnh Hội thảo Di cư và sức khỏe người di cư nội địa. Ảnh: NG.MA

 Di cư là sự tất yếu và là động lực của quá trình phát triển

Ngày 24.9 tại Hà Nội, Cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp với Tổ chức Di cư thế giới tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Di cư và sức khỏe người di cư nội địa” với sự tham gia của chuyên gia, nhà khoa học, nhằm nhận diện một số vấn đề nhân khẩu học hiện nay; đồng thời đặt ra mối quan hệ giữa di cư với phát triển bền vững, di cư với việc làm, di cư với an sinh xã hội, di cư với giới và đặc biệt là hướng đến việc nâng cao sức khỏe người di cư; tăng cường sự hợp tác và tham gia của các bên, chia sẻ những sáng kiến, cách làm hay và đưa ra các khuyến nghị phù hợp.

Tại Hội thảo, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số cho biết, kết quả Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình (1.4.2022 của Tổng cục Thống kê) cho thấy, dòng di cư lớn nhất ở nước ta là từ thành thị đến thành thị, chiếm tới 44,6% tổng số các dòng di cư trong cả nước. Khu vực có tỷ suất xuất cư cao nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Trung du, miền núi phía Bắc. Khu vực thu hút người di cư nhất là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Các tỉnh có tỷ suất xuất cư cao là Lạng Sơn, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu. Các tỉnh, thành phố có tỉ suất nhập cư cao là Bắc Ninh, Bình Dương, Đà nẵng, TP.HCM, Thừa Thiên Huế, Long An...

“Di cư là sự tất yếu và là động lực của quá trình phát triển. Di cư mang đến các cơ hội về giáo dục, việc làm, thu nhập, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữa nơi đi và nơi đến. Tuy nhiên, di cư cũng tạo ra nhiều khó khăn, thách thức cho cả nơi đi và nơi đến. Người di cư thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương và gặp khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề di cư và người di cư, vì vậy, những ý kiến tại Hội thảo hướng đến việc thực hiện thành công Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030 với yêu cầu quan tâm, đầu tư đối với nhóm dân số dễ bị tổn thương, trong đó có người di cư”, Cục trưởng Cục Dân số nhấn mạnh.

Chia sẻ tại Hội thảo, TS.BS Phùng Lâm Tới (Viện Chiến lược và chính sách y tế - Bộ Y tế) cho hay, di cư ở Việt Nam mang tính chọn lọc cao: Lao động di cư có độ tuổi khá trẻ, chủ yếu từ 15- 34 tuổi (chiếm 72,9%); Nữ giới có xu hướng di cư nhiều hơn nam giới (nữ 76,8%, nam 69,1%). Mặc dù có sức khỏe khá tốt, nhưng vấn đề tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người lao động (NLĐ) còn nhiều vấn đề phải quan tâm…

“Cần có chính sách khuyến khích công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người di cư, như: Khám chữa bệnh BHYT ngoài giờ, đầu tư cơ sở vật chất cho phòng y tế của cơ quan, xí nghiệp…; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích và sự cần thiết của BHYT, đặc biệt người di cư; nâng cao nhận thức người dân, đặc biệt người di cư về giảm thiểu các hành vi gây nguy cơ sức khỏe như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia…”, TS.BS Phùng Lâm Tới kiến nghị.

Cần có chính sách cụ thể để NLĐ tiếp cận và thuận lợi trong khám chữa bệnh

Đồng quan điểm, TS.BS Nguyễn Đình Trung, Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) cũng cho rằng, NLĐ di cư khó khăn tiếp cận cơ sở khám chữa bệnh do eo hẹp thời gian, đi làm sớm, về muộn, không nắm rõ đặc điểm nơi ở, thường chữa bệnh theo kiểu truyền miệng… Bên cạnh đó, NLĐ tập trung đông với điều kiện ăn, ở dễ lây lan bệnh, ngộ độc thực phẩm, cháy nổ… Vì vậy, cần có chính sách cụ thể để tạo điều kiện cho công nhân lao động có thể dễ dàng tiếp cận và thuận lợi hơn trong khám chữa bệnh (ngoài giờ hành chính vẫn được thanh toán từ quỹ BHYT). Có đơn vị tư vấn, đường dây nóng để hỗ trợ NLĐ di cư; cung cấp thông tin, kiến thức đầy đủ về nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước khi di cư. Nghiên cứu và đánh giá trước khi có những biện pháp cụ thể để phòng, chống các nguy cơ sức khỏe, bệnh tật và tai nạn lao động đối với người di cư...

Chia sẻ về tình hình chăm sóc NLĐ di cư ở các KCN tỉnh Bắc Giang, bà Lê Tố Quyên, Chi cục trưởng Chi cục Dân số (Sở Y tế Bắc Giang) cho biết, hiện toàn tỉnh có 9 KCN đang hoạt động, với 472 doanh nghiệp và 217.000 lao động, trong đó có 8.500 người nước ngoài, 208.500 lao động trong nước (số lao động ngoài tỉnh là 83.400 người). Nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe cho NLĐ, UBND tỉnh Bắc Giang đã có nhiều văn bản, kế hoạch như Kế hoạch chăm sóc và nâng cao sức khỏe NLĐ, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030; Công văn 4439/ UBND-KGVX (năm 2023) tăng cường quản lý khám sức khỏe cho NLĐ trong các doanh nghiệp thuộc khu, cụm công nghiệp trong tỉnh; Công văn số 2127/UBND-KGVX của UBND tỉnh ngày 20.3.2024 về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc nâng cao sức khỏe NLĐ và phòng chống hiệu quả bệnh nghề nghiệp...

Toàn tỉnh có 37 cơ sở trong và ngoài công lập đủ điều kiện khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân lao động trong các doanh nghiệp theo quy định. Các đơn vị y tế tuyến tỉnh cũng đã tập trung triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NLĐ như: Khám bệnh nghề nghiệp cho trên 5.000 công nhân lao động; Khám tầm soát ung thư sớm cổ tử cung cho 6.530 lao động nữ và khám sức khỏe định kỳ cho hàng chục ngàn lượt NLĐ; Phối hợp, tổ chức tiêm phòng dịch Covid-19 trong các khu công nghiệp tỉnh. Hằng năm, tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp...; thực hiện khám khoảng 10.000 lượt người và 3.000 lượt xét nghiệm cho công nhân; tổ chức hàng trăm cuộc truyền thông, giáo dục sức khỏe cho NLĐ với hàng chục ngàn người tham dự; Tiến hành kiểm tra công tác vệ sinh lao động tại 50 doanh nghiệp... Từ sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, công tác chăm sóc sức khỏe cho NLĐ được quan tâm hơn. Đến nay 100% các doanh nghiệp trong các KCN tỉnh đã thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ và trên 70% doanh nghiệp khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân lao động thông qua việc ký hợp đồng với các đơn vị y tế công lập, ngoài công lập trong và ngoài tỉnh... 

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接