Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Tính riêng trong tháng 6, CPI tăng 0,46% so với tháng trước; tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2015. Trong số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính thì có đến 10 nhóm hàng tăng, trong đó tăng cao nhất là nhóm hàng giao thông, tăng 2,99%. Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, tăng 0,55%; nhóm hàng dịch vụ ăn uống tăng 0,21%; nhóm hàng văn hóa, giải trí du lịch tăng 0,18%; nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%... Riêng nhóm hàng bưu chính viễn thông giảm 0,06%.
Phát biểu tại buổi họp báo công bố chỉ số giá tháng 6 và 6 tháng đầu năm diễn ra sáng nay (24-6), bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết: Tính chung 6 tháng đầu năm, CPI có tốc độ tăng tương đối thấp, bình quân mỗi tháng, CPI chỉ tăng khoảng 0,39%; bình quân 6 tháng CPI tăng 1,72% so với cùng kỳ năm 2015.
CPI tăng trong 6 tháng qua, một trong những nguyên nhân quan trọng là bởi sự điều hành của Chính phủ. Cụ thể, giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29-10-2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1-3-2016, nên giá các mặt hàng dịch vụ y tế tăng 23,12% góp phần làm cho CPI 6 tháng đầu năm tăng khoảng 0,86% so cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2-10-2015 của Chính Phủ, một số tỉnh đã tăng học phí các cấp học làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục 6 tháng đầu năm tăng 4,47% so cùng kỳ năm trước, góp phần làm cho CPI 6 tháng đầu năm tăng khoảng 0,22% so cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng từ ngày 1-1-2016 và lương cơ sở tăng từ ngày 1-5-2016 nên giá một số loại dịch vụ như: dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, dịch vụ bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ điện, nước; dịch vụ thuê người giúp việc gia đình có mức tăng giá từ 1%-2,5% so với cùng kỳ năm trước.
Yếu tố thị trường và thiên tai, thời tiết bất lợi cũng góp phần đáng kể làm tăng CPI trong 6 tháng qua. Cụ thể, các dịp Tết Nguyên đán, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, kỳ lễ 30-4 và 1-5 đều được nghỉ kéo dài nên nhu cầu mua sắm, vui chơi giải trí tăng cao, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm đều tăng.
Nhìn chung, thời tiết 6 tháng đầu năm nay khắc nghiệt hơn năm trước, rét hại, rét đậm vào tháng 2 trên toàn miền Bắc đã ảnh hưởng đến giá rau xanh rau tươi tại các tỉnh miền Bắc, giá rau xanh tăng tăng từ 15% đến 20%.Trong tháng 4, tháng 5, tác động của khô hạn ở miền Trung và Tây Nguyên và xâm nhập mặn tại các tỉnh ĐBSCL đã đẩy giá lúa gạo trên thị trường tăng. Thời tiết nóng lạnh thất thường cũng khiến nhu cầu dùng điện sinh hoạt tăng cao, theo đó chỉ số giá điện sinh hoạt bình quân 6 tháng đầu năm tăng 6,08% so cùng kỳ năm 2015.
顶: 1578踩: 77816
Mặc dù mức tăng trung bình CPI trong 6 tháng đầu năm được đánh giá tương đối thấp, tuy nhiên, bà Thủy cũng đưa ra cảnh báo: Từ nay đến hết năm, có nhiều yếu tố gây áp lực lên CPI đó là giá dịch vụ y tế, giá dịch vụ giáo dục, giá xăng dầu... Vì vậy, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường. Bên cạnh đó, Chính phủ và một số Bộ cũng cần cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu để tránh gây tác động lan tỏa về mặt tâm lý lên CPI.
【lich thi dau giai ngoai hang】CPI 6 tháng đầu năm chỉ tăng 1,72%
人参与 | 时间:2025-01-10 00:28:45
相关文章
- Nhanh chóng giải phóng bộ nhớ iPhone trong vài phút
- Spouses of Vietnamese, Chinese leaders visit Hà Nội university
- NA Chairman lauds people’s procuracy sector's performance in 2023
- Party General Secretary hosts welcome ceremony for Chinese Party, State leader
- Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- PM urges greater efforts in law building, institutional improvement
- NA to debate 5% VAT on imported fertilisers
- Four bills to be added to NA's law and ordinance building programme next year
- Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- Việt Nam, South Africa should further bolster economic ties: Diplomat
评论专区