【bình dương vs bình định】Ngành thực phẩm thay đổi mạnh mẽ trong đại dịch
作者:Thể thao 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:39:59 评论数:
Trung Quốc siết chặt kiểm tra quá cảnh thực phẩm đông lạnh nhập khẩu | |
Doanh nghiệp thực phẩm,ànhthựcphẩmthayđổimạnhmẽtrongđạidịbình dương vs bình định đồ uống chuyển đổi và thích ứng nhanh |
Đại biểu tìm hiểu các sản phẩm được giới thiệu bên lề lễ khai mạc Vietnam Foodexpo 2020. Ảnh: N.H |
Doanh nghiệp chủ động
Cú "sốc" của đại dịch Covid-19 đã tác động lớn tới ngành thực phẩm Việt Nam. Chuỗi cung ứng nguyên liệu bị “đứt gãy”, tiêu thụ trong nước sụt giảm, đơn hàng xuất khẩu bị hủy bỏ hoặc giảm đáng kể, hoạt động logistics, vận tải hàng hóa bị đình trệ, ùn tắc tại các cảng, hàng hóa và dòng vốn đều thiếu hụt hoặc dồn ứ tại kho.
Trong khi đó doanh nghiệp vẫn phải duy trì trách nhiệm xã hội tối đa khiến nhiều doanh nghiệp phải chịu khó khăn và các sức ép lớn trong đợt dịch Covid-19. Bên cạnh đó, những thay đổi về hành vi của người tiêu dùng cũng có những ảnh hưởng trái chiều lên doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có chiến lược thay đổi và ứng phó thích hợp.
Chia sẻ tại Hội nghị quốc tế ngành thực phẩm Việt Nam được tổ chức ngày 9/12, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty CP Nafoods Group cho hay, khi dịch Covid-19 xảy ra, Nafoods phải đối mặt với hàng loạt khó khăn khi việc xuất khẩu quả tươi bị ùn ứ, phải đưa về để chế biến. Tại các thị trường xuất khẩu lớn, hàng loạt đơn hàng bị chậm, hủy, dòng tiền về chậm do khách hàng chưa thanh toán, trong khi ngân hàng chưa kịp hỗ trợ nhưng công ty vẫn phải mua nông sản của nông dân theo hợp đồng đã ký kết.
“Khó khăn nhất là ở logistics, chúng tôi xuất khẩu quả tươi sang EU theo đường hàng không với chi phí là 3 USD/kg, nhưng khi xảy ra dịch, cước phí có lúc tăng gấp đôi, thậm chí có thời điểm không đi được, chi phí đi bằng đường biển cũng tăng 40-50%, gần đây lại thêm tình trạng thiếu container rỗng để xuất khẩu…” – ông Hùng chia sẻ.
Nhưng ngay trong thời điểm khó khăn, Nafoods đã từng bước thích ứng và tìm kiếm cơ hội. Trước tiên là tận dụng nguồn nguyên liệu để sản xuất và tăng cường các hoạt động trực tuyến để tìm kiếm khách hàng, đồng thời thay đổi lại hệ thống quản trị. Đặc biệt, ông Hùng chia sẻ, trong thời gian dịch bệnh, công ty đã cắt giảm được rất nhiều chi phí, nhờ đó duy trì được tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, nhiều sản phẩm giá trị gia tăng của Nafoods tiêu thụ rất tốt qua kênh online. Điển hình như các sản phẩm sấy dẻo được mua rất nhiều tại Nga và các thị trường nói tiếng Nga. Cụ thể, mỗi tháng Nafoods xuất khẩu tới 25 container các mặt hàng.
Đổi mới giải pháp hỗ trợ
Bên cạnh sự chủ động của doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước cũng nỗ lực thay đổi các hoạt động hỗ trợ trong thời gian dịch bệnh. Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh, khoảng 80% hoạt động xúc tiến thương mại trong năm 2020 đã phải hủy. Trước tình hình đó, các vụ, cục thuộc Bộ Công Thương đã phải nhanh chóng tìm kiếm giải pháp mới để hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo đó, Cục Xúc tiến thương mại đã tập hợp danh sách các mặt hàng, doanh nghiệp trong nước có nhu cầu xuất khẩu chuyển tới tham tán tại các quốc gia và cơ quan đại diện nước ngoài để trực tiếp làm việc với các nhà nhập khẩu. Điều này đã phần nào giúp nối lại liên kết giữa nhà xuất khẩu của Việt Nam và các nhà nhập khẩu nước ngoài.
Ông Phú cho biết thêm, Cục Xúc tiến thương mại đã tạo ra những nền tảng số để hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến thương mại. Tính từ tháng 5/2020 đến nay, đã có gần 1.000 hội nghị, giao thương trực tuyến được tổ chức.
Đặc biệt, Bộ Công Thương và Cục Xúc tiến thương mại đã xây dựng và đưa vào thử nghiệm 5 nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, bao gồm hệ thống quản trị dữ liệu khách hàng trên toàn cầu có kết nối hệ thống tham tán với các địa phương trên cả nước; truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại…
“Tất cả các nền tảng này đã được hoàn thành trong một hệ sinh thái về xúc tiến thương mại, dự kiến sẽ công bố và đưa vào sử dụng vào đầu năm 2020. Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, đồng thời rút ngắn khoảng cách giữa nhà sản xuất, nhà cung ứng với thị trường…” – ông Phú cho hay.
Từ ngày 9 đến 12/12/2020, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2020 (Vietnam Foodexpo 2020) diễn ra theo hình thức trực tuyến. Triển lãm thu hút sự tham gia của gần 300 doanh nghiêp đến từ 27 tỉnh, thành trên cả nước trưng bày, giới thiệu đa dạng mặt hàng thuộc các lĩnh vực: rau quả, đồ uống, trà và cà phê, nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm chế biến, thiết bị công nghệ chế biến thực phẩm. Triển lãm đã tiếp nhận đăng ký tham quan, giao dịch của đông đảo nhà nhập khẩu đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới: Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Ba Lan, Canada, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hoa Kỳ… Dự kiến các nhà trưng bày và khách mua hàng sẽ tiến hành hàng ngàn lượt giao dịch thông qua nền tảng trực tuyến của Vietnam Foodexpo. |