Hôm nay (11/7),ựuChủtịchNguyễnĐứcChungmongđượcđốixửbìnhđẳngnhưmọicôngdânkháđội hình psg gặp lorient TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Sở KH&ĐT cùng một số đơn vị liên quan.
Phiên tòa được mở để xem xét kháng cáo kêu oan của cựu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, kháng cáo xin giảm nhẹ tội của bà Nguyễn Thị Kim Tuyến (cựu Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở KH&ĐT) và Phạm Thị Thu Hường (cựu Chánh Văn phòng Sở KH&ĐT).
Phiên tòa hôm nay vắng mặt một số người làm chứng và người liên quan trong vụ án. Bị án Nguyễn Văn Tứ (nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội) có đơn xin xét xử vắng mặt.
Trước sự vắng mặt của một số người, đại diện VKS cho rằng, tất cả những người này đều đã có lời khai cụ thể. Sự vắng mặt của họ không làm ảnh hưởng đến quá trình xét xử vụ án nên đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc.
Sau khi hội ý, HĐXX cấp phúc thẩm quyết định tiếp tục phiên tòa.
Theo cáo buộc, từ năm 2016 đến cuối năm 2018, Sở KH&ĐT Hà Nội làm chủ đầu tư thực hiện 2 gói thầu “Số hóa hồ sơ đăng ký kinh doanh trên địa bàn hà Nội” năm 2016, 2017. Hai gói thầu này tương ứng với 2 hợp đồng kinh tế được ký kết với Liên doanh Nhật Cường - Đông Kinh.
Quá trình tổ chức, thực hiện 2 gói thầu trên, ông Tứ, bà Tuyến và Hường đã can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.
Cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội về việc dừng thầu, gói thầu số hóa năm 2016 trái quy định đấu thầu; đưa thêm yêu cầu cập nhật công nghệ số hóa đã được thực hiện trong quá trình thí điểm (dù kết quả thí điểm không đạt yêu cầu), đồng thời đưa thêm yêu cầu phải cập nhật hệ thống dữ liệu dùng chung thành phố (trong khi thành phố chưa có hệ thống dùng chung) để sửa đổi hồ sơ mời thầu. Bà Tuyến, Hường thống nhất với nhà thầu trong việc lập, điều chỉnh, bổ sung các nội dung, tiêu chí trong quá trình thí điểm vào hồ sơ mời thầu sửa đổi.
Hai bà Tuyến, Hường còn thống nhất với nhà thầu lập hồ sơ mời thầu không đúng quy định, nhằm tạo lợi thế cho Liên danh Nhật Cường - Đông Kinh tham gia, trúng thầu gói thầu số hóa năm 2016 và dùng hồ sơ mời thầu năm 2016 mà Liên danh Nhật Cường - Đông Kinh đã trúng thầu và đang thực hiện hợp đồng để tiếp tục trúng thầu gói thầu số hóa năm 2017...
Cáo buộc cũng cho rằng, dù gói thầu số hóa năm 2016 do Sở KH&ĐT Hà Nội làm chủ đầu tư và người có thẩm quyền đối với gói thầu là Giám đốc Sở, nhưng ông Nguyễn Đức Chung khi đó là Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo đình chỉ, dừng thực hiện gói thầu trái quy định của pháp luật.
Sau khi dừng thầu, ông Chung yêu cầu Sở KH&ĐT Hà Nội lựa chọn công nghệ số hóa cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đảm bảo tính tích hợp với hệ thống dùng chung của thành phố và cho Công ty Nhật Cường thí điểm số hóa để doanh nghiệp này tham gia đấu thầu và trúng thầu.
Mong được đối xử bình đẳng
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Đức Chung cho hay ông giữ nguyên kháng cáo kêu oan, đã có văn bản giải trình đầy đủ gửi tòa.
Theo trình bày của bị cáo, với địa vị Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bạn bè, người quen có dẫn người đến, nhưng bị cáo chỉ giải thích chứ không bao giờ can thiệp cho ai trúng thầu.
Toàn bộ chỉ đạo của bị cáo chỉ bám vào các Nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, chứ không phải ý riêng của cá nhân bị cáo. “Tôi chọn vấn đề bức xúc nhất của người dân để đưa công nghệ thông tin vào xử lý”, lời khai của ông Chung.
Bị cáo Nguyễn Đức Chung nhận trách nhiệm người đứng đầu, nhưng cho rằng hành vi của mình không đáng bị truy tố như bản án sơ thẩm đã quy kết.
“Tôi mong muốn được đối xử bình đẳng như mọi công dân khác trước pháp luật... Tôi mong nhận được phán quyết hợp tình hợp lý, đúng pháp luật”, lời của bị cáo Nguyễn Đức Chung.
Theo trình bày của ông Chung, bị cáo không hề ngoan cố. Bị cáo mong được HĐXX xem xét đến các tài liệu liên quan đến thành tích, cống hiến của bị cáo trong quá trình công tác mà các luật sư đã nộp cho tòa.
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thị Kim Tuyến và Phạm Thị Thu Hường cũng giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Hai bị cáo này khai, đang vận động gia đình cố gắng bồi thường, khắc phục hậu quả.
T.Nhung