Có rất nhiều sáng kiến tuyệt vời trên khắp thế giới mà mọi người đang thực hiện để ngăn chặn hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi trường.
Từ sự tuyệt chủng của một số loài động vật đến nạn ô nhiễm nguồn nước và không khí,ườiđànôngxâycảngôilàngbằnghàngtriệuchainhựađãquasửdụbảng xếp hạng fifa thế giới nữ không ít người đã tìm ra những cách mới và sáng tạo để ngăn chặn, khắc phục những hậu quả đó. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi có ai đó nghĩ ra một ý tưởng tuyệt vời và thân thiện với môi trường.
Một ngày nọ, ông Robert Bezeau, một doanh nhân người Canada, cảm thấy thôi thúc khi nhìn thấy những chai nhựa bị vứt bỏ khắp nơi và ông đã nghĩ ra một cách để tái sử dụng những chai nhựa này.
Sau đó, ông Robert Bezeau đã chuyển đến Bocas del Toro, Panama và bắt đầu tạo ra “làng chai nhựa”. Mục tiêu chính của ngôi làng này là giảm rác thải nhựa đang gây ô nhiễm tại các bãi chôn lấp và ứng dụng loại nhựa đã qua sử dụng này vào cuộc sống bằng cách kết hợp chúng trong xây dựng nhà cửa.
Với “làng chai nhựa”, ông Robert Bezeau muốn truyền tải thông điệp rằng, chai nhựa có thể tái sử dụng trong xây dựng bằng nhiều cách, như: Làm vật liệu cách nhiệt nhà cửa; xây nhà trú ẩn tạm thời sau thiên tai; xây chuồng trại cho động vật; xây dựng hồ bơi; bể chứa nước; xây đường cấp thoát nước; nhà kho hoặc làm đường bộ.
Nhưng xây dựng nhà cửa không phải là điều duy nhất mà sáng kiến này mang lại, mục tiêu chính của ý tưởng này là nâng cao nhận thức về tình trạng ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng của việc giảm thiểu rác thải nhựa.
Trang website của mình, ông Robert Bezeau và cộng sự phân tích lịch sử của rác thải nhựa trên toàn thế giới và những sự kiện nào có tác động lớn nhất đến ô nhiễm chai nhựa mà thế giới đang phải đối mặt.
Như năm 1978, Coca-Cola và Pepsi đã giới thiệu những chai nhựa 2 lít đầu tiên trên thế giới. Mọi người lúc đó đều nghĩ rằng đây là phát minh vĩ đại nhất. Người tiêu dùng có thể làm rơi mà chai nước không lo bị vỡ, có thể mở đi mở lại nhiều lần khi muốn sử dụng và rất thuận tiện.
Nhà sản xuất đã chuyển trách nhiệm tái chế cho người tiêu dùng trên thế giới. Họ không cần thu gom vỏ chai và vận chuyển chúng trở lại nhà máy. Đây là cách giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
Trên thực tế, ai cũng đều có thể mua một mảnh đất và xây nhà trên đảo. Theo website, “làng chai nhựa” của ông Robert Bezeau là khu đất có giá khoảng 19.000 USD và các kiến trúc sư đã bắt tay vào xây dựng những ngôi nhà trên đó.
Ông Robert Bezeau cho biết: “Chúng ta sẽ sống bên trong những gì chúng ta đã tiêu thụ và vứt bỏ, và sẽ tái tạo những vật liệu đó thành những khu nhà ở được xây dựng hiện đại, phong cách và chất lượng. Những ngôi nhà này cũng có khả năng chống động đất và rất mát mẻ, vì vậy không cần điều hòa nhiệt độ. Điều này sẽ giúp tiết kiệm năng lượng và ngôi làng sẽ là một nơi thân thiện với môi trường”.
Điều bất lợi khi sống trên một hòn đảo, đó là tất cả các mặt hàng tiêu dùng được chuyển đến đều được đóng gói bằng nhựa. Sau khi hàng hóa đã được tiêu thụ, và các bao bì nhựa vẫn bị mắc kẹt trên đảo.
Hòn đảo nơi có “làng chai nhựa” đón hơn 100.000 du khách mỗi năm, trung bình họ sẽ ở lại 5 ngày. Nếu mỗi du khách chỉ tiêu thụ hai chai đồ uống mỗi ngày thì mỗi năm sẽ có khoảng 1 triệu chai nhựa bị bỏ lại trên đảo.
"Làng chai nhựa" cũng cung cấp dịch vụ lưu trú tại “lâu đài nhựa”. Ý tưởng chính đằng sau lâu đài là truyền tải thông điệp cho những người khác hiểu là có bao nhiêu chai nhựa xuất hiện trong cuộc sống mỗi ngày và khuyến khích mọi người sử dụng ít hơn hoặc ít nhất là tái chế chúng một cách có ý thức.
“Lâu đài nhựa” mất 2 năm để hoàn thành, nó có 4 tầng và được xây dựng bằng 40.000 chai nhựa. Trong lâu đài này có hai phòng khách, một phòng suite hoàng gia, một quầy bar, khu vực ăn uống và một tầng có tầm nhìn thơ mộng.
Ngoài ra còn có một "nhà tù" chai nhựa, nơi du khách có thể tham quan và tự giáo dục mình về tác động của việc xả thải rác nhựa. Công trình này được xây nên để khuyến khích mọi người có ý thức hơn trong việc xả rác cũng như giáo dục trẻ nhỏ về tầm quan trọng của các vấn đề môi trường.
Trên thực tế, “làng chai nhựa” của ông Robert Bezeau không phải là nơi duy nhất mọi người sử dụng chai nhựa vì mục đích bảo vệ môi trường. Tại sa mạc xa xôi ở phía tây nam Algeria, một người trẻ tuổi cũng đã sử dụng các chai nhựa đã qua sử dụng xây nhà để chống chọi tốt hơn với khí hậu khắc nghiệt.
Ý tưởng sử dụng chai nhựa làm vật liệu xây dựng đang lan rộng trên toàn thế giới vì nó không chỉ rẻ mà còn giải quyết được vấn đề ô nhiễm.
10 toà nhà bỏ hoang nổi tiếng và những câu chuyện kỳ quái phía sauNhững lâu đài và dinh thự có giá trị lịch sử này từng là nơi sinh sống của các gia đình quyền quý. Thế nhưng chúng đã bị bỏ hoang và ẩn chứa đằng sau là những câu chuyện đầy bí ẩn.