当前位置:首页 > Cúp C2 > 【phan tich keo bong da】Chưa rõ cơ chế để Chủ tịch nước có ý kiến về vốn vay ODA 正文

【phan tich keo bong da】Chưa rõ cơ chế để Chủ tịch nước có ý kiến về vốn vay ODA

来源:88Point   作者:Ngoại Hạng Anh   时间:2025-01-10 15:21:47

ĐVT

Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung trình bày tại UBTVQH.

Phong tướng cho 313 sĩ quan quân đội và công an

TheưarõcơchếđểChủtịchnướccóýkiếnvềvốphan tich keo bong dao báo cáo được Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung trình bày, trong kỳ 2011 - 2016, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, các tổ chức chính trị - xã hội..., thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, góp phần tích cực thực hiện có kết quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trong nhiệm kỳ, Chủ tịch nước đã đề nghị Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; bổ nhiệm 6 Phó Thủ tướng, 25 Bộ trưởng và các thành viên Chính phủ khác… Chủ tịch nước đã tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng Hiến pháp, ký lệnh công bố Hiến pháp 2013. Theo đề nghị của Chính phủ, Chủ tịch nước đã ký quyết định đối với 198 điều ước quốc tế.

Về nhiệm vụ, quyền hạn trong hành pháp, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thường xuyên quan tâm, theo dõi, nắm tình hình mọi mặt của đất nước; làm việc với các ban, bộ, ngành, địa phương, chuyên gia, cộng tác viên về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015 và Chiến lược phát triển 2011 – 2020... và luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ với Chính phủ.

Là Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Chủ tịch nước đã chỉ đạo sát sao công tác cải cách tư pháp, xem xét giải quyết dứt điểm một số vụ án có dấu hiệu oan sai, ban hành các quyết định đặc xá tha trước thời hạn cho 43.999 phạm nhân đang chấp hành án tù và 609 người đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án tù.

Với vai trò Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch nước luôn quan tâm, chỉ đạo công tác, xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng - an ninh trong tình hình mới. Trong nhiệm kỳ, Chủ tịch nước đã ký quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; thăng quân hàm cấp tướng cho 194 sĩ quan QĐND và 119 sĩ quan CAND.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong luật chưa rõ

Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo cũng nêu rõ phần trách nhiệm của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước trước những hạn chế, yếu kém của đất nước hiện nay. Hoạt động của Hội đồng Quốc phòng và An ninh và việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân còn nhiều vướng mắc. Về công tác điều ước quốc tế, tuy Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước về ODA nhưng chưa rõ cơ chế để Chủ tịch nước có ý kiến về kế hoạch vốn vay ODA, việc quyết định danh mục dự án ODA hàng năm, công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay ODA.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng có mặt vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân, cử tri cả nước. Một số quy định của Hiến pháp và pháp luật về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước chưa đủ rõ, nên việc triển khai gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như chưa có quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc phòng và An ninh và bộ phận giúp việc cho Hội đồng; nhiệm vụ và quyền hạn Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân được quy định trong Hiến pháp chưa được cụ thể hóa trong các luật chuyên ngành; chưa có cơ chế để Chủ tịch nước thực hiện thẩm quyền trong việc quyết định chủ trương đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước một cách thực chất hơn.

Đánh giá tại phiên họp, các thành viên UBTVQH đều cho rằng báo đã được thực hiện công phu, đầy đủ các mặt công tác trong nhiệm kỳ vừa qua của Chủ tịch nước. Nhiều lĩnh vực như an sinh xã hội, chăm sóc người nghèo, người có công... trong nhiệm kỳ vừa qua đã có dấu ấn rõ rệt. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị phải làm nổi bật hơn nữa vai trò của Chủ tịch nước trong các lĩnh vực như an ninh quốc gia, thống lĩnh lực lượng vũ trang, chính sách pháp luật, trong đối nội, đối ngoại... để thấy được Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, là nguyên thủ quốc gia.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cần thể hiện Chủ tịch nước đã có sự chỉ đạo, điều hành, kết quả ra sao trong các lĩnh vực này. “Chẳng hạn như tiếp xúc cử tri mấy nghìn cuộc, nhưng cuối cùng đã có chỉ đạo thế nào, đem lại điều gì”, Chủ tịch Quốc hội nêu ví dụ.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, trong nhiều lĩnh vực nhiều vấn đề thuộc quyền hạn, nhiệm vụ của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước đã có dấu ấn rõ rệt thời gian qua như công tác thi đua khen thưởng, chăm lo đời sống đồng bào vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, ý kiến trong việc phong tướng trong quân đội, công an...

“Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước để lại ấn tượng khá mạnh trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay, với nhiều tuyên bố, hành động. Khi Chủ tịch nước lên tiếng, các cấp trong hệ thống chính trị đã phải xem lại”, ông Nguyễn Văn Giàu đánh giá.

Cần quy chế để Chủ tịch nước triệu tập Chính phủ

Đồng thời, một số ý kiến trong UBTVQH cũng đề nghị cụ thể hoá hơn các hạn chế, từ đó có các kiến nghị, đề xuất cụ thể để sửa đổi, khắc phục cho nhiệm kỳ sau.

Một trong các đề xuất về kiến nghị được Chủ nhiệm Hội đồng dân tộc Ksor Phước nêu ra là về quyền của Chủ tịch nước triệu tập họp Chính phủ, họp với Hội đồng an ninh quốc gia.

“Từ nhiệm kỳ Chủ tịch nước Trần Đức Lương, đến nay chưa lần nào Chủ tịch nước triệu tập họp Chính phủ. Đề nghị Quốc hội quy định rõ các trường hợp nào Chủ tịch nước triệu tập Chính phủ. Rất nhiều việc qua thực tiễn, Chủ tịch nước thấy cần làm việc với Chính phủ nhưng chưa có cơ sở pháp lý cụ thể để làm. Những vấn đề này đã được nói đến từ mấy nhiệm kỳ nhưng vẫn chưa được khắc phục”, ông Ksor Phước nói./.

H.Y

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh