Ngày nay,ơntườngđedọasứckhỏecủaphụnữmangthaivàtrẻnhỏbxh nauy sơn tường đang trở thành một trong những biện pháp làm đẹp sống động cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, ẩn dưới những gam màu ấn tượng ấy là những tác hại khôn lường đến sức khỏe của chính con người chúng ta, đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với sơn và trẻ em. Theo TS Keith Prowse, Quỹ Phổi Anh, hít phải mùi sơn có thể làm bệnh hen và xoang thêm trầm trọng làm trầm trọng thêm sơn hen suyễn và viêm xoang. Bởi vì các dung môi được hấp thụ vào phổi sẽ vào máu và có thể gây đau đầu, chóng mặt. Nếu ở quá lâu trong 1 căn phòng vừa sơn không có thông gió thì có thể gây mất trí nhớ trong giây lát. Những nam giới thường xuyên tiếp xúc với hóa chất sơn có nguy cơ gặp nhiều rối loạn sinh sản hơn, nghiên cứu từ Đại học Sheffield và Manchester. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã bày tỏ sự lo ngại về những ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của sự phát tán hơi sơn. Sơn bám trên da cũng dẫn tới nguy cơ dị ứng, phát ban. Sơn bám trên da cũng dẫn tới nguy cơ dị ứng, phát banChúng ta có thể bị nhiễm độc khi sống trong một ngôi nhà được sơn bằng sơn sử dụng chì và thủy ngân. Một mảng tường bị bong tróc, một món đồ chơi của trẻ nhỏ, nguồn nước uống hay đơn thuần chỉ là một lớp bụi trong nhà cũng tiềm ẩn một nguy cơ nhiễm chì và thủy ngân từ sơn. Và đối tượng dễ bị nhiễm độc nhất trong gia đình lại chính là trẻ em vì trẻ sẽ hít phải bụi, đút tay hoặc bất kỳ thứ gì nhặt được vào miệng mà chúng ta không thể kiểm soát được. Nhiễm độc chì và thủy ngân gây tác hại nghiêm trọng hơn ở trẻ em vì hệ thần kinh của trẻ nhạy cảm hơn. Chúng gây ảnh hướng đến não, hệ thần kinh, khả năng tiếp thu và sự phát triển của trẻ nhỏ. Mặc dù hiện nay, benzen đã bị cấm không được sử dụng làm dung môi pha chế sơn nhưng các loại sơn được dùng phổ biến cũng vẫn có chứa hóa chất độc hại khác như các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs). Khi sơn khô, những chất này sẽ bay vào không khí và khi chúng ta hít phải, chúng có thể gây kích ứng đường hô hấp. Với số lượng lớn, nghiên cứu trên động vật cho thấy có mối liên quan của các hóa chất này với những dị tật bẩm sinh. Đối với người lớn, các chất hữu cơ trong VOCs có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe nếu tiếp xúc trong thời gian ngắn nhưng với nồng độ cao sẽ gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, kích ứng mắt và mũi. Sơn bám trên da cũng có nguy cơ gây dị ứng, phát ban. Với những người bị bệnh về hô hấp, hít phải mùi sơn có thể làm bệnh hen suyễn và viêm xoang thêm trầm trọng hơn.
Nghiêm trọng hơn, nếu thường xuyên phải tiếp xúc với VOCs nồng độ cao trong thời gian dài thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính như ung thư hoặc có thể tổn thương gan, thận vã hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, đối với phụ nữ có thai, sơn bả không chỉ gây hại cho thai phụ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Đối với trẻ em, chất độc này có thể gây nguy hiểm gấp 10 lần so với người lớn. Hơn nữa, trẻ em cũng là đối tượng dễ bị nhiễm độc nhất trong gia đình vì hệ thần kinh của trẻ rất nhạy cảm, những chất độc này gây ảnh hưởng tới não, hệ thần kinh và khả năng tiếp thu của trẻ. Thái Hà(T/h) Công bố danh tính lái xe ô tô ‘điên’ gây tai nạn liên hoàn ở Đại Cồ Việt |