【trữc tiếp bóng đá】Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Đảm bảo 3 mục tiêu phát triển lâm nghiệp
Đó là: Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên; phát triển rừng để nâng cao độ che phủ rừng, cùng với đó nâng cao năng suất, chất lượng rừng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả các sản phẩm lâm nghiệp, gắn phát triển rừng với phát triển kinh tế để nâng cao cuộc sống của người dân, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng.
Để thực hiện các mục tiêu trên, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, ngành lâm nghiệp cần khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật để tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong bảo vệ phát triển rừng. Đó là hoàn thiện việc xây dựng dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi), ban hành và thực thi các sáng kiến tài chính mới để tạo thêm nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, ngành lâm nghiệp phải nâng cao chất lượng lập, quản lý, thực hiện quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp; rà soát đánh giá việc tổng thể rừng cấp quốc gia, cấp vùng, xác định rõ lâm phận rừng, nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong công tác quản lý, giám sát về thực trạng, diễn biến tài nguyên.
Phó Thủ tướng yêu cầu phải gắn quy hoạch rừng với tái cấu trúc ngành lâm nghiệp; phải xác định được sản phẩm chủ lực của cả nước, địa phương để tập trung bảo vệ, phát triển, đầu tư… “Chúng ta phải sử dụng rừng thế nào để phục vụ con người, nhưng phải phát triển bền vững. Không vì phát triển kinh tế mà phá rừng, không chỉ trồng rừng mà còn phải nâng cao đời sống của người dân”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Theo Bộ NN&PTNT: Tính đến ngày 31-12-2016, toàn quốc có hơn 14,3 triệu ha rừng. Trong đó, rừng tự nhiên là hơn 10,2 triệu ha, chiếm 71%; rừng trồng là trên 4,1 triệu ha, chiếm 29%. Trữ lượng gỗ của cả nước là 1.182,81 triệu m3.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết: Giai đoạn 2011-2016, diện tích rừng tăng trên 989.600 ha, bình quân 160.000ha/năm, trong đó diện tích rừng tự nhiên giảm trên 62.675 ha; diện tích rừng trồng tăng trên 1 triệu ha; độ che phủ rừng tăng 1,69%, bình quân 0,28%/năm.
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, diện tích rừng tự nhiên giảm chủ yếu do chuyển diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp, cao su (45%); chuyển đổi mục đích sang mục đích ngoài lâm nghiệp (thủy điện, giao thông, công trình công cộng, sản xuất) của địa phương (40%). Còn lại do phá rừng và lấn chiếm đất rừng, cháy rừng...
相关推荐
- Thời tiết Hà Nội 9.9: Mưa rào kèm giông kéo dài nhiều ngày
- Ngăn chặn việc núp bóng hàng hoá gửi kho ngoại quan để buôn lậu
- Bộ Tài chính đề xuất hai phương án để quản lý xuất khẩu khẩu trang y tế
- KoCham và NovaGroup hợp tác nâng cao chất lượng dịch vụ
- Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- Hải quan Lạng Sơn nộp ngân sách 3,9 tỷ đồng từ công tác kiểm tra sau
- Rà soát sửa đổi hai nghị định về thủ tục, kiểm tra, giám sát và kiểm soát hải quan
- Sản xuất công nghiệp và thương mại Hậu Giang tăng trưởng tốt