【kq bd tbn】“Bối rối” với áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu
Loay hoay giữa mớ văn bản
Công ty TNHH BOSCH Việt Nam mở tờ khai để làm thủ tục NK phụ tùng của máy dùng trong nhà xưởng. Trong lô hàng này có mặt hàng mô tơ điện công suất 3 Kw dùng cho máy rửa phôi thép. Khi làm thủ tục cơ quan Hải quan yêu cầu phải xin xác định mức hiệu suất năng lượng tối thiểu của mô tơ. Tuy nhiên,ốirốivớiápdụnghiệusuấtnănglượngtốithiểkq bd tbn DN lại “lúng túng” sau khi xem hướng dẫn của Bộ Công Thương và danh mục hàng hóa XNK phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan được ban hành kèm theo Quyết định 11039/QĐ-BCT, đối chiếu với Quyết định 78/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới. DN cho rằng, chỉ mặt hàng động cơ điện nào áp mã HS mà Bộ Công Thương dẫn chiếu trong Quyết định 11039 mới thuộc danh mục hàng hóa và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.
Như vậy, mặt hàng mà DN khai là mô tơ điện công suất 3Kw dùng cho máy rửa phôi thép của Công ty không nằm trong danh mục động cơ điện phải xin xác định mức hiệu suất năng lượng tối thiểu mà Bộ Công Thương đã quy định trong Quyết định 11039. Không chắc chắn về cách hiểu của mình, DN đã đề nghị cơ quan Hải quan hướng dẫn rõ ràng phải áp dụng các Công văn và Quyết định của các bộ như thế nào cho hợp lý để có thể dễ dàng chủ động NK cho kịp tiến độ. Ngoài ra, những mặt hàng có mã HS định danh trong Quyết định 11039 mới phải áp dụng theo Công văn 3854/BCT-TCNL năm 2015 của Bộ Công Thương hay áp dụng thế nào?
Cũng giống như Công ty TNHH BOSCH, Công ty TNHH điện cơ TECO Việt Nam làm thủ tục NK lô hàng là các motor điện xoay chiều đa pha, tương đương với 5 mã hàng nằm trong diện phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng, không phải toàn bộ lô hàng. Nhưng điều mà DN lo ngại chính là thời gian để nhận được kết quả kiểm nghiệm, dán nhãn năng lượng.
Bởi, Công ty TECO đã có mặt hàng phải “dài cổ” để chờ kết quả kiểm nghiệm. Công ty gửi mẫu từ tháng 12-2014 nhưng mãi đến cuối tháng 6-2015 mới có kết quả kiểm nghiệm và đang làm thủ tục dán nhãn năng lượng. Chính vì vậy, với lô hàng mô tơ mới này, DN lo ngại nếu đợi gửi mẫu đi kiểm định thì DN không thể hoàn thành hợp đồng và sẽ phải chịu phạt.
Mặt khác, DN cho rằng, những mặt hàng trên đã được nhà cung cấp kiểm định và kết quả kiểm định về hiệu suất năng lượng cũng phù hợp và tương đương với tiêu chuẩn TCVN 7540-1:2015 nên đề nghị không cần kiểm định mức năng lượng tối thiểu. Và DN sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu phát hiện sai sót hoặc có sự không phù hợp với các quy định của Nhà nước.
Cần làm rõ 4 vấn đề
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Ngô Minh Hải cho biết, trong quá trình làm thủ tục cho DN, cơ quan Hải quan nhận được phản ánh vướng mắc về quy định áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu theo Quyết định số 11039 năm 2014 của Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa XK, NK phải kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan. Để tháo gỡ, Tổng cục Hải quan sẽ đề nghị Bộ Công Thương có phương án hướng dẫn để cơ quan Hải quan thực hiện thống nhất. Trong đó, Tổng cục Hải quan cũng đề nghị Bộ Công Thương làm rõ 4 vấn đề liên quan đến việc áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu.
Thứ nhất, tại Quyết định số 78/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có nêu chi tiết danh mục hàng hóa thuộc nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp khi NK phải có hiệu suất năng lượng không thấp hơn hiệu suất năng lượng tối thiểu theo các Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN), không ghi kèm mã số HS. Tuy nhiên, tại Quyết định số 11039 có ban hành kèm theo mã số HS. Như vậy, có được hiểu rằng chỉ có những hàng hóa NK có mã số HS trùng với mã số HS trong danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 11039 mới phải kiểm tra xác định mức hiệu suất năng lượng tối thiểu, hay bao gồm tất cả hàng hóa được nêu trong Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu nêu tại Điều 1 Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg và Điều 2 Quyết định số 78/2013/QĐ-TTg?
Thứ hai, khoản 1, khoản 2 Điều 1 Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg quy định mặt hàng “máy điều hòa nhiệt độ”, “máy thu hình” và hàng hóa thuộc nhóm thiết bị văn phòng và thương mại thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu. Tuy nhiên, tại Quyết định số 78 không quy định các mặt hàng này kèm theo TCVN và Quyết định số 11039 của Bộ Công Thương cũng không quy định các mặt hàng này kèm mã số HS. Như vậy, mặt hàng “máy điều hòa nhiệt độ”, “máy thu hình” và hàng hóa thuộc nhóm thiết bị văn phòng và thương mại (tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 51) có phải thực hiện kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu khi NK hay không?
Thứ ba, đối với những hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 51 nhưng không thuộc phạm vi áp dụng của TCVN trong Quyết định số 78 thì DN NK có phải thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng không? Ví dụ: DN NK mặt hàng “động cơ điện” nhưng có công suất dưới 0,75kW - không thuộc phạm vi của TCVN 7450-1:2005 trong Quyết định số 78 thì có phải thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng hay không?
Thứ tư, công văn của Bộ Công Thương hướng dẫn “các phương tiện, thiết bị phải áp dụng dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu thuộc Quyết định số 78 và Quyết định số 51 không phụ thuộc vào mục đích sử dụng sản phẩm của khách hàng”. Tuy nhiên, theo ông Ngô Minh Hải trên thực tế, DN NK một số mặt hàng nhỏ lẻ như động cơ điện để lắp đặt hoặc thay thế cho máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất của DN. Trường hợp này, hàng hóa thực tế không lưu thông trên thị trường, nếu thực hiện thủ tục kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng sẽ kéo dài thời gian thông quan, ảnh hưởng đến sản xuất.
Báo Hải quan đã từng nhận được phản ánh của DN về khó khăn khi áp dụng quy định về dán nhãn năng lượng tối thiểu đối với mặt hàng đèn chiếu NK. Trong số những mặt hàng đèn công ty nhập về có một số loại như đã đạt tiêu chuẩn TCVN 8249:2013 đưa ra. Tuy nhiên, phía cơ quan giám định lại tiếp tục yêu cầu DN phải giám định toàn bộ lô hàng và mỗi lô hàng nhập về đều phải giám định. Để có thông tin khách quan về các vướng mắc mà DN phản ánh, Báo Hải quan đã có Công văn đề nghị Bộ Công Thương trả lời về vấn đề này. Tuy nhiên sau 3 tháng gửi đi, đến nay, Báo Hải quan không nhận được bất cứ phản hồi nào của Bộ này. Trong khi chờ đợi câu trả lời của Bộ Công Thương, DN này vẫn phải tiếp tục thực hiện các yêu cầu về thủ tục giám định hàng hóa. Sau 1,5 tháng chờ đợi DN đã có kết quả giám định với chi phí hàng chục triệu đồng (!?) N.L |