【tin tuc bong da anh】6 tháng đầu năm, Hà Nội thu hút 1,87 triệu USD từ Ấn Độ

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng tặng quà lưu niệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya

Phát biểu tại buổi tiếp,ángđầunămHàNộithuhúttriệuUSDtừẤnĐộtin tuc bong da anh Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và Đối tác Chiến lược toàn diện với Ấn Độ. Được xác lập quan hệ ngoại giao chính thức từ năm 1972, hơn 50 năm qua, vượt qua những biến động phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, nhưng quan hệ Việt Nam - Ấn Độ luôn duy trì tình hữu nghị bền vững và ngày càng phát triển tốt đẹp. 

Ông Đinh Tiến Dũng đã giới thiệu khái quát về Thủ đô Hà Nội. Với vị trí là Thủ đô, là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tếvà giao dịch quốc tế, Hà Nội còn là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam. 

Năm 2022, Thủ đô Hà Nội đã hoàn thành toàn diện 22/22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, với 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,89% (cao hơn bình quân chung của cả nước là 8,02%), là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm gần đây. 

6 tháng đầu năm 2023, GRDP ước tăng 5,97% so cùng kỳ (cả nước tăng 3,72%). Thu hút vốn FDI 6 tháng đầu năm đạt 2.265 triệu USD, dẫn đầu cả nước và vượt kết quả năm 2022; Du lịch và vận tải hành khách phục hồi mạnh; Tổng khách du lịch tăng 42%, khách quốc tế tăng 7 lần...

Về định hướng phát triển đến năm 2030, Hà Nội xác định trở thành thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực. 

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, trên cơ sở nâng tầm quan hệ lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện” (từ tháng 9/2016), hai bên đã phối hợp triển khai đẩy mạnh hợp tác và đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực như: kinh tế - thương mại, văn hóa, giao lưu nhân dân, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, an ninh quốc phòng…

Trong đó, về du lịch, năm 2022, có hơn 92.000 lượt khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam. 4 tháng đầu năm 2023, đã đạt 60.992 lượt khách, đứng thứ 3 các thị trường khách quốc tế đến Hà Nội. Lũy kế từ 1986 đến nay, tổng vốn FDI đăng ký của Ấn Độ vào thành phố Hà Nội là 18,75 triệu USD. 

Trong 6 tháng đầu năm 2023, thu hút FDI của TP. Hà Nội từ các nhà đầu tưẤn Độ đạt 1,87 triệu USD. Đặc biệt, về lĩnh vực CNTT có thể kể đến dự ánTrung tâm nguồn lực Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam - Ấn Độ (Trung tâm ARC-ICT), từ năm 2012, Trung tâm ARC-ICT được khai thác sử dụng cho công tác đào tạo, phối hợp đào tạo.

Khẳng định Hà Nội và Ấn Độ còn có rất nhiều tiềm năng hợp tác, Bí thư Thành ủy Hà Nội mong muốn đón thêm luồng đầu tư mạnh mẽ từ các nhà đầu tư Ấn Độ trong các lĩnh vực thuộc thế mạnh như công nghệ chế biến, chế tạo; dược phẩm, công nghệ thông tin và truyền thông; năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao; đổi mới sáng tạo và phát triển cơ sở hạ tầng, bảo tồn di sản...

Ông Đinh Tiến Dũng chia sẻ thêm, sắp tới, Hà Nội sẽ nhận lại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội muốn kêu gọi các doanh nghiệpcông nghệ thông tin của Ấn Độ đến đầu tư. Thành phố cam kết sẽ tạo điều kiện về thủ tục, có các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư.

Phát biểu tại buổi tiếp, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya bày tỏ vui mừng khi nhận nhiệm vụ tại Việt Nam và nhận thấy mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ ngày càng phát triển. 

Ông Sandeep Arya nhận thấy nhiều doanh nghiệp lớn của Ấn Độ đã chuyển hướng đến đầu tư tại Việt Nam và Hà Nội chứ không chỉ còn tập trung tại TP.HCM. Bên cạnh đó, số lượng du khách Ấn Độ đến Hà Nội ngày càng tăng cũng chứng tỏ sức hấp dẫn của Hà Nội với thị trường du lịch Ấn Độ.

Đặc biệt, đã nhận thấy sự năng động, nỗ lực hiệu quả của chính quyền Trung ương và Hà Nội trong thực hiện các mục tiêu, thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế, đầu tư và mong muốn 2 bên cần nỗ lực hơn nữa, thông qua giao lưu, gặp gỡ, học hỏi. 

Đại sứ Sandeep Arya vui mừng nhận thấy vui mừng khi thấy các số liệu đánh giá mức tăng trưởng Việt Nam và Ấn Độ, gấp đôi con số phát triển của thế giới và cho rằng, việc tăng cường hợp tác kinh doanh, đầu tư, thương mại, là nhiệm vụ trọng tâm của mình trong nhiệm kỳ tại Việt Nam.

Ông Sandeep Arya nhấn mạnh, ngoài lĩnh vực truyền thống, hai bên cần khám phá các lĩnh vực mới cả 2 nước cùng phát triển để thúc đẩy đầu tư thương mại giữa 2 bên như công nghệ thông tin, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng, chế biến dược phẩm, ngành công nghệ cao…

Cùng với đó, Đại sứ Sandeep Arya mong muốn có cơ hội tiếp xúc với lãnh đạo TP. Hà Nội để trực tiếp nghe thông tin về điều kiện ưu đãi, các cơ hội đầu tư và trao đổi các thông tin, thúc đẩy giao lưu văn hóa, du lịch cũng như mong muốn mở 1 thư viện tại trường THCS Thịnh Quang, quận Đống Đa; giới thiệu chương trình học bổng toàn phần cung cấp các khóa ngắn hạn liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành như truyền thông, kế toán, môi trường…

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhất trí với những nội dung trao đổi của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya và khẳng định Hà Nội sẵn sàng tiếp xúc, đối thoại với các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp Ấn Độ để kêu gọi đầu tư, giải thích chính sách đầu tư, thu hút các doanh nghiệp đến hợp tác. TP. Hà Nội cũng sẵn sàng cử cán bộ tham dự các hội nghị, diễn đàn tổ chức tại Ấn Độ để giới thiệu các chính sách thu hút đầu tư của Hà Nội.

Đồng ý về chủ trương mở thư viện tại Trường THCS Thịnh Quang, Đống Đa cũng như các chương trình trao học bổng cho cán bộ TP. Hà Nội, ông Đinh Tiến Dũng tin tưởng mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng như giữa Ấn Độ và Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Đồng thời, chúc nhiệm kỳ công tác của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya tại Việt Nam sẽ tạo dấu ấn tốt đẹp.

Cúp C2
上一篇:5 phút tối nay 5
下一篇:Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường