【fcb8.】Lấy thành công đoạn xương lươn trong phế quản

(BDO) Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương vừa tiếp nhận bệnh nhân nam,ấythànhcôngđoạnxươnglươntrongphếquảfcb8. 76 tuổi, ho ra máu từng đợt. Bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá nhưng đã bỏ thuốc được 5 năm. Bệnh nhân không có tiền sử ho khạc đờm buổi sáng, không hóc xương. 

Cách đây 3 tháng, bệnh nhân ho nhiều, ho ra máu từng đợt. Trước khi vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh nhân ho dữ dội, đi khám tại phòng khám tư, chụp XQ phổi nhưng không phát hiện tổn thương. Sau đó, bệnh nhân được người nhà đưa đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ nhận thấy bệnh nhân tỉnh, thể trạng trung bình, không sốt, niêm mạc hồng, không có ngón tay dùi trống, đau tức ngực khi ho, tim đều, các cơ quan khác chưa phát hiện bệnh lý.

Bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp vi tính lồng ngực phát hiện dị vật phế quản gốc trái. Ngay sau đó, bệnh viện tổ chức hội chẩn bác sĩ chuyên khoa, thăm khám bệnh nhân và được chỉ định nội soi phế quản. Tại đây, các bác sĩ phát hiện dị vật trong phế quản gốc trái là đoạn xương lươn và nhanh chóng gắp thành công dị vật ra khỏi phế quản bệnh nhân.

Dị vật phế quản hiếm gặp, chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, phản xạ nuốt kém. Các trường hợp dị vật phế quản khiến bệnh nhân có hội chứng xâm nhập, ho kéo dài, đôi lúc tưởng chừng như bị hen phế quản, u phổi. Một số trường hợp có thể gây biến chứng xẹp phổi, áp xe phổi, áp xe trung thất. 

Các bác sĩ khuyến cáo người lớn tuổi cần cẩn thận trong ăn uống, tránh sặc thức ăn, nhất là xương cá, xương động vật. Trong trường hợp người bệnh ho kéo dài, ho ra máu cần nghĩ đến hội chứng xâm nhập do dị vật phế quản. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT ngực và nội soi phế quản để chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. 

Hoàng Linh