Đó là một trong những nội dung trong Công văn mới đây của UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu gửi các sở,àRịaVũngTàuxâydựngĐềánChuyểnđổisốtươngtựĐềáso kèo ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc rà soát, xây dựng đề án Chuyển đổi số của tỉnh. UBND tỉnh nhấn mạnh, các sở, ban, ngành, địa phương “cần quán triệt chuyển đổi số là công việc khó, phải có quyết tâm cao, hành động quyết liệt và cần xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, các mũi đột phá để tạo động lực cho quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số”. Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) do Bộ Công an chủ trì xây dựng là đề án quan trọng, đột phá trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, tạo ra nhiều tiện ích, dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn. Thành công từ Đề án 06 giúp rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cần được các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục học tập, phát huy và mở rộng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình chuyển đổi số quốc gia nói chung và các ngành, địa phương thuộc tỉnh nói riêng. Một số bài học cụ thể đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhận diện. Một là quyết tâm chính trị cao. Phải có nỗ lực lớn, hành động quyết liệt với tầm nhìn chiến lược và lộ trình cụ thể; phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu. Hai là phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, nhất là đối với các đề án quy mô lớn, liên ngành. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc cho địa phương, cơ sở. Ba là lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, hướng tới mục tiêu phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh. Minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia, nhất là các dịch vụ công trực tuyến, xây dựng niềm tin của người dân về cải cách hành chính nhà nước. Bốn là xác định và tháo gỡ "điểm nghẽn". Tập trung giải quyết các vướng mắc về hạ tầng công nghệ, nhân lực, dữ liệu, bảo mật an toàn. Pháp luật cần đi trước một bước; dữ liệu gốc cần được chia sẻ, kết nối để tạo giá trị, tiết kiệm, tránh lãng phí. Năm là bảo đảm nguồn lực. Bố trí kinh phí, tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ chuyển đổi số. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số. “Khi xây dựng Đề án Chuyển đổi số của tỉnh cần phải nêu rõ nhiệm vụ triển khai, phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả. Bảo đảm kết nối với Đề án 06 và phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia, các chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, Chiến lược dữ liệu quốc gia và các chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh. Lựa chọn, xác định rõ các mũi đột phá và có tính khả thi để tập trung thực hiện giai đoạn 2024 - 2025, bảo đảm Đề án mang tính đột phá trong thực hiện chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực, địa phương của tỉnh”, UBND tỉnh lưu ý thêm. Bình Minh |