【tỷ số c1】Tài sản trí tuệ tạo ra năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
作者:Thể thao 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 19:50:04 评论数:
Nhận định về TSTT của Việt Nam,àisảntrítuệtạoranănglựccạnhtranhchodoanhnghiệtỷ số c1 Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh cho biết, hiện nay nước ta chỉ có 1.500 sáng chế, 15.000 kiểu dáng công nghiệp. 160.000 nhãn hiệu là các TSTT của DN Việt Nam đang được bảo hộ. Thông qua hoạt động kinh doanh TSTT thuộc quyền sở hữu của mình, DN không chỉ thu hồi được chi phí đầu tư tạo dựng, phát triển, bảo vệ các TSTT đó mà còn làm cho giá trị của TSTT ngày càng tăng lên.
Thực tế cho thấy đã có nhiều TSTT của Việt Nam được nước ngoài định giá cao. Điển hình như trong năm 2015 nhãn hiệu của Vinamilk có giá trị khoảng 1,1 tỉ USD, chiếm 22% giá trị DN, nhãn hiệu Viettel trị giá 580 triệu USD; nhãn hiệu Vinhome trị giá 343 triệu USD...
Trong giai đoạn 2006-2014, số liệu TSTT của Việt Nam được chuyển nhượng cho nước ngoài có xu hướng tăng dần trong đó số lượng TSTT được bán vào năm 2014 tăng hơn 20 lần so với năm 2006. Điều đó cho thấy nhu cầu khai thác, sử dụng TSTT của Việt Nam là hiện thực và có xu hướng ngày càng gia tăng, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế.
Các lĩnh vực diễn ra hoạt động thương mại hóa TSTT của Việt Nam tương đối phổ biến là sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu, các lĩnh vực chế biến, bảo quan thực phẩm, dệt may, sản xuất động cơ, thiết bị điện, thiết bị y tế. Sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản... góp phần làm cho hoạt động thương mại hóa SHTT của Việt Nam dưới hình thức mua bán DN ngày càng trở nên sôi động.
Là tài sản vô hình lớn nhất của DN, tuy nhiên theo ông Lại Tiến Mạnh, giám đốc Công ty Mibrand, giá trị thương hiệu của các DN Việt Nam còn rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 38% trên tổng giá trị DN. Tổng giá trị thương hiệu của 50 thương hiệu hàng đầu trên sàn chứng khoán Việt Nam cũng chỉ có 5,5 tỉ USD, chỉ lớn hơn một chút so với 1 thương hiệu lớn của Singapore.
Theo ông Lại Tiến Mạnh, một sản phẩm có thương hiệu có thể có giá trị cao hơn 10 lần so với sản phẩm tương đương mà không có thương hiệu. Hiện nay đã có một số DN đã quan tâm đến giá trị thương hiệu. Điển hình như Công ty Duy Tân đã đăng kí tới 24 bản quyền thương hiệu, 24 bản quyền thiết kế họa tiết và 1 kiểu sáng công nghiệp.
Tuy nhiên nhiều DN chưa quan tâm đến giá trị thương hiệu, nhiều DN đưa sản phẩm ra thị trường nhưng không đăng kí với Cục Sở hữu trí tuệ. Đây là một điều rất đáng tiếc vì nếu xảy ra tranh chấp thì DN sẽ mất đi giá trị thương hiệu của mình
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, giá trị thương hiệu thể hiện sức cạnh tranh của DN do vậy nâng cao giá trị thương hiệu cũng là nâng cao sức cạnh tranh của DN. Các nước trên thế giới đều công nhận tài sản vô hình là thương hiệu được cộng vào tổng tài sản của DN.
Đây cũng là cơ sở để xác định trị giá của DN trong quá trình mua bán sáp nhập hoặc quy định mức phạt khi xảy ra kiện tụng về thương hiệu. Do vậy Việt Nam cũng cần có một hành lang pháp lí vững chắc để có thể định giá và đưa giá trị thương hiệu vào tổng tài sản của DN vì đây là quyền lợi và lợi ích chính đáng của DN.
Còn theo ông Trần Việt Thanh, để kinh doanh TSTT có hiệu quả trước hết DN cần có những hiểu biết nhất định về loại tài sản này và có chiến lược quản trị thích hợp.. Để thực sự phát huy năng lực này DN cần phải dành khoản đầu tư thích đáng cho hoạt động tạo dựng, phát triển đăng kí bảo hộ TSTT của mình mà còn phải có kiến thức về khả năng khai thác/sử dụng tài sản đó, nắm được nội dung, phạm vi, ranh giới quyền khai thác sử dụng để tránh những xung đột pháp lí không cần thiết.
Bên cạnh đó việc xây dựng, thực hiện chiến lược quản trị TSTT còn giúp DN giảm thiểu rủi ro trong quá trình khai thác sử dụng TSTT của mình phát triển quan hệ đối tác, phát triển khối TSTT nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh.