【kq giải ngoại hạng trung quốc】Kỳ vọng ngành hàng rau, quả

World Cup 2025-01-11 12:02:40 16

Nhằm hạn chế thất thoát sau thu hoạch và nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với hình thành những vùng sản xuất tập trung cho ngành hàng rau,ỳvọngngnhhngrauquảkq giải ngoại hạng trung quốc quả, ngành chức năng tỉnh đang có nhiều định hướng lớn.

Ngành hàng rau, quả của tỉnh được kỳ vọng có nhiều bước chuyển mới từ dự án chuẩn bị triển khai.   

Tiềm năng và thách thức

Với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi như đất đai màu mỡ, kênh rạch chằng chịt, khí hậu ôn hòa… nên sản xuất nông nghiệp đang là thế mạnh của tỉnh. Mặt khác, trong chỉ đạo sản xuất, nhờ có tác động của nhiều chính sách, chương trình, đề án mà ngành trồng trọt của tỉnh trong thời gian qua có nhiều chuyển biến và tạo ra không ít tiềm năng phát triển vào thời gian tới. Nổi bật là tỉnh đã xác định những cây trồng chủ lực, từ đó thực hiện quy hoạch và phát triển những vùng sản xuất hàng hóa có quy mô lớn theo điều kiện tự nhiên của từng địa phương. Cụ thể, hiện diện tích cây ăn trái của tỉnh đạt gần 40.000ha, trong đó cây có múi đang phát triển ở vùng thị xã Ngã Bảy, huyện Châu Thành và một phần huyện Phụng Hiệp, huyện Châu Thành A; cây khóm có diện tích gần 2.000ha, tập trung ở thành phố Vị Thanh. Về rau màu các loại, toàn tỉnh hiện có gần 24.000ha, tập trung nhiều ở thành phố Vị Thanh, huyện Vị Thủy và thị xã Long Mỹ. Bên cạnh quy hoạch vùng sản xuất trên cây rau màu, cây ăn trái thì tỉnh cũng thành lập được 6 hợp tác xã (HTX) và một liên hiệp HTX để tổ chức liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm.

Ông Ngô Minh Long, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, thông tin: Trong chỉ đạo sản xuất thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã biết tận dụng và khai thác tốt các lợi thế tự nhiên để phát triển nông nghiệp, đồng thời chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ lúa, mía và các cây có giá trị kinh tế thấp sang trồng rau màu hay cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, ít ảnh hưởng môi trường và chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu. Chính những việc làm trên là nhằm phát triển chuỗi giá trị rau, quả và hướng đến trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của vùng ĐBSCL trong thời gian gần.

Mặc dù lĩnh vực rau và quả của tỉnh đang có nhiều tiềm năng, thế nhưng theo nhận định của ngành chức năng tỉnh thì lĩnh vực này vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế. Cụ thể, lượng cây giống phục vụ cho phát triển, mở rộng sản xuất thường không chủ động, đó là chưa kể về tình hình dịch bệnh do chất lượng thấp. Bên cạnh đó, trong quá trình canh tác, nông dân đa phần mua phân, thuốc bảo vệ thực vật qua các đại lý, cửa hàng vật tư nông nghiệp nên đôi lúc phải sử dụng hàng kém chất lượng, gây lãng phí. Mặt khác, quy mô của các nhà máy chế biến rau, quả trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, từ đó kéo theo khâu bảo quản sau thu hoạch kém, thất thoát nhiều. Ngoài ra, hiện đa phần người dân bán tươi rau, quả khi thu hoạch xong cho thương lái chứ rất ít được sơ chế, chế biến, đóng gói tại chỗ nên bà con phải mất một khoản lợi nhuận qua khâu trung gian. Về cơ sở hạ tầng cũng còn nhiều hạn chế, nhất là hệ thống tưới tiêu phục vụ ở những vùng cao và hệ thống cơ sở chế biến như bãi, kho lạnh, trung tâm đầu mối chưa có…

Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - Bộ NN&PTNT, cho biết: Qua kết quả nghiên cứu thì tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch của mặt hàng rau và quả thường chiếm đến 5% nếu không được đầu tư về cơ sở hạ tầng tốt tại chỗ, cũng như áp dụng các quy trình sản xuất theo công nghệ cao. Từ yếu tố này cộng với việc người dân phải chịu cảnh hạn chế về cây giống, vật tư nông nghiệp thì chi phí sản xuất của mặt hàng rau, quả có thể chiếm từ 40-70%. Đây thật sự là một gánh nặng cho bà con nên ngành chức năng tỉnh Hậu Giang sớm có giải pháp để giải bài toán khó cho nông dân. 

Kỳ vọng chương trình lớn

Để vực dậy ngành hàng rau, quả của tỉnh trong thời gian tới thì lãnh đạo tỉnh và các ngành liên quan đang triển khai nhiều giải pháp. Một trong những chương trình lớn được bà con kỳ vọng là tỉnh đang phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, cùng Công ty Cổ phần Lavifood xây dựng, triển khai đề án “Tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua thúc đẩy thương mại hóa nông nghiệp ngành hàng rau và quả của tỉnh giai đoạn 2021-2026”. Ông Ngô Minh Long, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, thông tin thêm: Khi đề án được triển khai xong sẽ mang đến nhiều đổi thay lớn theo hướng tích cực cho người trồng rau và quả trên địa bàn tỉnh. Bởi, mục tiêu mà đề án muốn đạt là xây dựng được chuỗi giá trị cho ngành hàng rau, quả, nấm ăn và nấm dược liệu có cơ sở hạ tầng, cũng như dịch vụ được nâng cấp, ứng dụng công nghệ cao, đồng thời cung cấp nông sản rau, quả an toàn thực phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo đề án thì tới đây, tỉnh sẽ xây dựng 5 trung tâm dịch vụ nông nghiệp tổng hợp tại 5 tiểu vùng sản xuất của tỉnh; trong đó có 4 trung tâm đặt tại huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy và 4 trung tâm này sẽ chuyên sâu về rau, củ, quả; một trung tâm còn lại được xây dựng tại huyện Long Mỹ hoặc Vị Thủy và trung tâm này sẽ chuyên sâu về nấm ăn, nấm dược liệu các loại. Những trung tâm khi xây dựng có quy mô từ 5-10 ha/trung tâm và được đầu tư về hệ thống kho, sấy, phòng Lab nhỏ, hệ thống sơ chế, hạ tầng điện, nước, máy cơ giới phát triển các dịch vụ sản xuất, thu hoạch... Ngoài việc có cơ sở hạ tầng, các trung tâm còn có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ về tư vấn phục vụ sản xuất, thu hoạch; thu mua, làm sạch, phân loại, sấy, đóng gói và kiểm định hàng hóa cho người sản xuất, kinh doanh trong tiểu vùng sản xuất. Bên cạnh thực hiện 5 trung tâm thì tỉnh còn xây dựng một Cụm dịch vụ nông nghiệp tổng hợp đặt tại huyện Châu Thành A. Đây là nơi tập trung nông sản từ các trung tâm dịch vụ nông nghiệp tổng hợp của vùng và các tỉnh lân cận. Cụm này có công suất 50-100 tấn/ngày và có chức năng phân loại sản phẩm để đóng gói, đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu đến các thị trường trong và nước ngoài.

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho hay: Ngoài xây dựng các trung tâm và cụm trung tâm thì dự án còn xây dựng các phòng kiểm định an toàn thực phẩm, thực hiện việc đổi mới và chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất cho nông dân. Trong đó, hướng bà con đến sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và các GAP khác nhằm phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 20% sản lượng rau, quả thực phẩm an toàn được chứng nhận tiêu chuẩn có liên quan đến GAP; đồng thời xây dựng ít nhất 2-3 thương hiệu nông sản đặc thù của tỉnh. Tuy nhiên, để đạt được những định hướng lớn trên thì đòi hỏi có sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở nhằm góp phần đưa ngành hàng rau và quả của tỉnh ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân; đặc biệt là sớm đưa Hậu Giang trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của vùng ĐBSCL.

Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 1.500 tỉ đồng từ nguồn vốn ODA, vốn vay nước ngoài ADB, vốn ngân sách đối ứng và doanh nghiệp. Dự kiến thời gian thực hiện: Năm 2019 làm các thủ tục đầu tư dự án, năm 2020 phê duyệt dự án, từ năm 2021 đến tháng 5-2025 thực hiện dự án và đến khoảng tháng 6-2026 hoàn thành dự án.

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

本文地址:http://app.marimbapop.com/html/174f799446.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3

Khai trương Trang thông tin đặc biệt Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và “Những việc cần làm ngay”

Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Trốn không thoát

Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ

Xử lý người 13 tuổi 6 tháng vi phạm

Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình

Phiên chất vấn thẳng thắn, trách nhiệm, không vòng vo, né tránh

友情链接