Diễn đàn kinh tế tư nhân hiến kế phát triển ngành du lịch | |
Vì sao khách quốc tế đến Việt Nam tăng đột biến?ỗlựcngănchặnđàsuygiảmkháchdulịchquốctếbảng xếp hạng nữ thế giới | |
Bưu điện Sài Gòn - điểm đến thu hút khách du lịch quốc tế | |
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng chóng mặt |
Liên tiếp hai tháng vừa qua lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm so với những tháng đầu năm. Ngành Du lịch nhìn nhận ra sao về đà suy giảm này? Liệu việc này có ảnh hưởng đến mục tiêu đón 18 triệu lượt khách năm nay không, thưa ông?
Theo thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 6/2019 đạt 1.185.445 lượt khách, giảm 10,6% so với tháng 5/2019, nhưng tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trước đó, trong tháng 5, khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt hơn 1,3 triệu lượt, giảm 9,7% so với tháng 4/2019 nhưng tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung 6 tháng năm 2019, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 8,5 triệu lượt khách, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Sở dĩ thời gian qua lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm có nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung khiến lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam giảm mạnh. Bên cạnh đó, lượng khách Hàn Quốc đến nước ta sau thời gian tăng trưởng nóng cũng có xu hướng chững lại. Trong khi hiện nay khách du lịch Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm phần lớn lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Chưa kể, nhiều quốc gia lân cận cũng đang tích cực đầu tư về cơ sở vật chất lẫn chính sách thu hút khách du lịch nên sự cạnh tranh hút khách ngày càng gay gắt.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế 6 tháng qua của Du lịch Việt Nam không cao như mức tăng 20% của năm 2018, nhưng ngành Du lịch vẫn quyết tâm đạt được từ 17,5 đến 18 triệu lượt khách quốc tế. Và nếu đạt được con số này cũng có nghĩa ngành Du lịch Việt Nam sẽ về đích trước một năm so với mục tiêu đón 17- 20 triệu khách quốc tế vào năm 2020 đã đề ra tại Nghị quyết 08/NQ-TƯ của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Trước tình trạng suy giảm nêu trên, ngành Du lịch có động thái cụ thể ra sao, thưa Phó Tổng cục trưởng?
Nhận thấy đà suy giảm của hai thị trường khách Trung Quốc và Hàn Quốc, vừa qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch đã thực hiện các giải pháp nhằm kích cầu như tổ chức các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch tại Hàn Quốc và Trung Quốc. Hiện, Tổng cục Du lịch đã đề nghị lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều chuyển những gói kinh phí cho việc xúc tiến du lịch ở khu vực Mỹ, Trung Đông sang thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, với hy vọng sẽ đón được lượng khách lớn trong mùa cao điểm vào quý III và quý IV năm nay. Đồng thời, để hút thị trường khách lẻ ở Trung Quốc, Tổng cục có chiến lược e-marketing quảng bá rầm rộ trên mạng xã hội Trung Quốc thu hút khách lẻ, nhắm vào người trẻ để bù đắp lượng khách sụt giảm.
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng phục vụ du khách, thời gian qua, các tỉnh, thành phố chủ động xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch trên địa bàn tỉnh gắn với liên kết trong vùng và với các tỉnh thành khác; nhiều công trình hạ tầng quan trọng (hệ thống đường cao tốc; cảng biển; sân bay) đưa vào khai thác góp phần tích cực phát triển du lịch... Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, Tổng cục đã yêu cầu các cơ sở nâng cao hiệu lực, hiệu quả; quản lý điểm đến, thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh kiểm soát, chấn chỉnh việc đảm bảo duy trì chất lượng dịch vụ du lịch hạn chế cơ bản hoạt động tour giá rẻ…
Nhiều ý kiến cho rằng, lượng khách du lịch tăng trưởng “nóng” trong vài năm gần đây khiến du lịch Việt bị quá tải, chất lượng chưa đáp ứng kỳ vọng của du khách. Ông có thể nói gì về thực tế này?
Khách du lịch liên tục tăng cao trong 3 năm qua, từ 7,9 triệu khách quốc tế năm 2015 lên 15,5 triệu lượt khách quốc tế năm 2018 đã khiến năng lực, sức chứa tại một số trung tâm du lịch bị quá tải vào một số thời điểm, nhất là dịp lễ tết, mùa cao điểm khách quốc tế và nội địa. Khách du lịch tập trung quá đông tại một số điểm gây ra tình trạng lộn xộn, mất vệ sinh, không an toàn, không đảm bảo chất lượng dịch vụ; kiểm soát giá cả không chặt chẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đối với hình ảnh du lịch Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, mức độ mở cửa quốc tế, hạ tầng dịch vụ du lịch của Việt Nam còn hạn chế so với yêu cầu phát triển. Ngoài ra, hoạt động quản lý du lịch, xúc tiến du lịch của Việt Nam còn chưa thực sự linh hoạt, hiệu quả, tính kết nối đồng bộ chưa cao.
Thời gian tới, Tổng cục Du lịch có giải pháp cụ thể nào để tăng lượng khách, đồng thời hạn chế những bất cập đang tồn tại, thưa ông?
Dù lượng khách có suy giảm nhất định, song dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành Du lịch Việt Nam năm 2019 tăng 6,5- 8,5% so với năm 2018, cao gấp đôi so với mức tăng trưởng bình quân của thế giới là 3- 4% (theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới) và cao hơn mức tăng của khu vực châu Á- Thái Bình Dương là 5-6%. Tổng thu từ khách du lịch của nước ta cũng được dự báo tăng 10- 12% so với năm 2018, đạt 700.000 tỷ đồng.
Để hút khách quốc tế đến Việt Nam, trong 6 tháng cuối năm, ngành Du lịch tập trung mọi nỗ lực và triển khai đồng bộ các giải pháp xúc tiến thu hút khách du lịch, hoàn thành chỉ tiêu đề ra trong năm 2019; tập trung thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021; tổ chức thành công lễ vinh danh các doanh nghiệp du lịch hàng đầu tạo động lực lan tỏa và tăng cường năng lực cạnh tranh của WEF từ 7 đến 9 bậc.
Bên cạnh đó, ngành sẽ tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý điểm đến, nâng cao chất lượng dịch vụ lữ hành, lưu trú, vận chuyển du lịch, hướng dẫn viên. Đồng thời, phối hợp với các địa phương tổ chức hoạt động du lịch ITE
TP Hồ Chí Minh; Năm Du lịch Quốc gia 2019 tại Khánh Hòa; chuẩn bị Năm Du lịch Quốc gia 2020 tại Ninh Bình; đặc biệt ngành sẽ chủ động quảng bá sớm cho sự kiện thể thao Giải đua xe F1 và Năm ASEAN 2020 Việt Nam với vai trò chủ tịch.
Xin cảm ơn ông!