Nông sản Việt được ưu tiên bày bán tại siêu thị Co.op Mart Đinh Tiên Hoàng,ỏiổithanhlongViệtlênvịtrínóngởsiêuthịthứ hạng của banfield Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Chưa bao giờ các kênh bán lẻ lại dành nhiều ưu ái cho nông sản Việt như hiện nay.
Phong phú và trưng bày bắt mắt
Nhiều người thường mua sắm tại siêu thị Satra (đường 3 Tháng 2, Q.10, TP.HCM) sẽ không còn xa lạ với hình ảnh chiếc ghe trái cây nằm ngay khu thực phẩm tươi sống tại siêu thị này. Bên trên chiếc ghe gỗ đầy ắp những dừa, thanh long, ổi, bưởi, cam, quýt, mận, mít... tươi mới như cả một phiên chợ sôi nổi miền Tây hiện ra trước mắt người tiêu dùng.
“Trông rất dễ thương. Mình ghé vài lần thấy trái cây miền Tây nhiều gì đâu, mấy đứa con nít cũng thích thú coi mấy chiếc ghe lạ lạ trong siêu thị” - chị Hương (Q.10) chia sẻ.
Cũng trong dịp này, bước chân vào siêu thị Co.op Mart Lý Thường Kiệt (Q.11), khách có thể thấy ngay lối vào một quầy với cam sành, dưa hấu, mít, ổi... còn rất mới được chất đầy từ sáng sớm chờ người tiêu dùng đi mua.
“Trước đây quầy trái cây chỉ tập trung vào một khu, nhưng nay được mở thêm một quầy di động ngay góc thoáng nhất để người dân dễ dàng mua sắm, trong đó phần lớn sản phẩm đều đang vào mùa giảm giá” - chị Thủy, nhân viên quầy trái cây tại siêu thị này, cho biết.
Không chỉ đưa ra khu vực dễ tiếp cận người tiêu dùng nhất, nông sản Việt còn được chăm chút kỹ lưỡng hơn trước khi đưa lên quầy. Ở các siêu thị Co.op Food, sau khi nhận hàng từ kho, cà chua bi được các nhân viên tuyển lựa, đóng gói vào những hộp nhựa cứng rồi đưa lên kệ.
“Sau khi vận chuyển và đựng trong thùng lớn, cà chua bi có khi bị giập nhẹ hoặc hư hại, chúng tôi phải ngồi lựa từng trái đảm bảo rồi đóng hộp mới đưa lên quầy” - chị Thu Linh, nhân viên tại Co.op Food Nguyễn Kiệm (Q.Phú Nhuận), kể.
Theo chị Linh, với tỏi Lý Sơn hay thanh long Tiền Giang, Bình Thuận... cũng được tuyển lựa, phân loại trước khi đưa lên quầy trưng bày. Chẳng hạn, tỏi Lý Sơn được chọn lựa những củ còn cứng, tươi mới tránh ẩm mốc trong quá trình vận chuyển, sau đó được đưa vào các túi lưới có gắn nhãn mác đầy đủ nguồn gốc và tiêu chuẩn chất lượng. “Tất cả đều được chọn lựa bằng tay, loại bỏ rồi mới đóng gói cho lên kệ được” - chị Linh nói.
Chất lượng được kiểm soát
Khoảng một tháng trở lại đây, tại các siêu thị trong hệ thống Co.op Mart, nhiều mặt hàng nông sản như cà chua, bưởi, thanh long... đều được dán nhãn ngay trên vỏ, ghi rõ nguồn gốc, vùng trồng để người tiêu dùng biết thêm về sản phẩm.
Ông Võ Hoàng Anh, giám đốc marketing hệ thống Saigon Co.op, cho biết hệ thống này đã hợp tác với những hợp tác xã có chứng nhận VietGap, Global Gap để hỗ trợ về quy trình sản xuất rau an toàn, ký hợp đồng bao tiêu nông sản và ứng vốn cho các hợp tác xã này để đầu tư nâng cao kỹ thuật, trang thiết bị.
Ngoài ra, Co.op Mart còn hợp tác với dự án Xây dựng kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FAPQDC) do Chính phủ Canada tài trợ nhằm cải thiện chất lượng nông sản thực phẩm theo phương pháp tiếp cận tổng thể trong chuỗi giá trị ngành hàng "từ trang trại đến bàn ăn”.
Ông Võ Thành Dương, phó chủ tịch Hợp tác xã rau an toàn Phước An (Bình Chánh), cho hay sản xuất theo quy trình VietGAP trở thành yêu cầu bắt buộc tối thiểu đối với các đơn vị trồng rau sạch nếu muốn đưa vào các chuỗi phân phối hiện đại.
“Làm theo tiêu chuẩn sạch không chỉ đảm bảo hàng chất lượng cho người tiêu dùng mà còn là sự đảm bảo cho cả người sản xuất” - ông Dương nói. Theo ông Dương, từ ngày làm theo quy trình trồng rau an toàn VietGAP, diện tích và sản lượng rau của Hợp tác xã Phước An không ngừng tăng lên.
Hiện hợp tác xã này có 30ha trồng rau, tăng mạnh so với diện tích chỉ 25ha cách nay một năm, với sản lượng rau cung ứng ra thị trường hiện đạt 5 - 6 tấn/ngày. Trong đó, 60 - 70% lượng rau của hợp tác xã làm ra đều được tiêu thụ tại các siêu thị lớn trên địa bàn TP bằng hợp đồng bao tiêu dài hạn (trước đây là 50%).
Lượng rau còn lại hợp tác xã cung cấp cho các trường học, cửa hàng thực phẩm. Theo ông Dương, ngay cả các bếp ăn trường học hay cửa hàng thực phẩm cũng yêu cầu rau sản xuất ra phải có chứng nhận an toàn mới mua. “Muốn bán đi đâu cũng phải đảm bảo chất lượng đầu tiên” - ông Dương cho biết.
Trong khi đó ông Mai Văn Khẩn, chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Tân Tiến (Đà Lạt), cho biết khi liên hệ với hợp tác xã để mua rau củ các loại, yêu cầu đầu tiên của các siêu thị và cửa hàng bán lẻ là quy trình trồng rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến nay, sản phẩm của hợp tác xã sản xuất theo quy trình VietGAP đã có mặt tại nhiều hệ thống siêu thị và cửa hàng bán lẻ ở TP.HCM và Hà Nội.
“Chúng tôi đang đầu tư để trồng thêm các loại nông sản theo quy trình canh tác tiên tiến của thế giới là thủy canh hoàn lưu để có những loại nông sản chất lượng cao cho các nhà bán lẻ cao cấp” - ông Khẩn cho hay.
Tuần lễ nông sản Việt Từ ngày 4-9, tại tất cả siêu thị Co.op trên toàn quốc, hàng loạt mặt hàng nông sản, thực phẩm đồng loạt thực hiện giảm giá 15-20%. Cụ thể, tỏi Lý Sơn giảm giá 30% còn 54.500 đồng/kg, dưa hấu đỏ còn 7.600 đồng, cà chua loại 1 giá 7.600 đồng, bưởi 5 roi 24.000 đồng, cam sành 38.000 đồng, bí đỏ tròn 10.500 đồng, đậu côve 14.800 đồng, thanh long 10.000 đồng, khổ qua 9.600 đồng, bưởi da xanh 56.500 đồng/kg... Xuất khẩu vào siêu thị Singapore Ông Võ Hoàng Anh, giám đốc marketing hệ thống Saigon Co.op, cho biết hệ thống này hiện tiêu thụ trung bình 150 tấn rau củ quả trong nước mỗi ngày, tăng khoảng 20% so với năm trước. Tỉ lệ trái cây nội địa bày bán tại Co.op Mart duy trì ở mức 90%, còn lại 10% là trái cây nhập khẩu với xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, hệ thống này không kinh doanh các loại trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc do có chứa dư chất độc hại. “Bên cạnh việc bày bán các sản phẩm rau củ quả là đặc sản của địa phương mà siêu thị đang trú đóng, mọi siêu thị còn tăng cường giới thiệu đến người tiêu dùng những loại trái cây là đặc sản của vùng miền khác để nông sản từ mọi miền đều được người dân biết mặt” - ông Võ Hoàng Anh cho biết. Theo ông Võ Hoàng Anh, nguồn cung trái cây nội địa ngày càng phong phú và người tiêu dùng đang có xu hướng lựa chọn và mua trái cây nội địa do có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, các nhà bán lẻ đều ưu tiên các đơn vị sản xuất theo quy trình an toàn có chứng nhận như VietGAP, Global GAP... để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Ngoài việc tiêu thụ trong nước, thông qua đối tác NTUC Fair Price Singapore, trong sáu tháng đầu năm, hệ thống Co.op Mart đã xuất khẩu các mặt hàng nông sản gồm dừa tươi, khoai lang, thanh long và các loại nông sản khác sang đảo quốc sư tử với tổng giá trị xuất khẩu khoảng 15 tỉ đồng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2014. |
Theo Tuổi trẻ
Mất việc vì gửi nhầm ảnh chụp "của quý" cho nhà tuyển dụng