【bóng đá inter milan】Tự cân đối tăng lương trong dự toán được giao
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 15:25:22 评论数:
Thu ngân sách trung ương (NSTƯ) thời gian qua gặp khá nhiều khó khăn,ựcânđốitănglươngtrongdựtoánđượbóng đá inter milan xin ông chia sẻ về các thách thức đối với việc cân đối NSTƯ thời gian tới?
Thời gian qua, tuy thu NSNN hàng năm luôn vượt dự toán nhưng thu NSTƯ lại khó khăn hơn. Nguyên nhân trước tiên bởi số thu từ dầu thô và XNK - những nguồn thu điều tiết 100% về NSTƯ - có xu hướng giảm rất nhanh do giá dầu giảm, sản lượng khai thác dầu giảm và thuế XNK cũng giảm do thực hiện các cam kết hội nhập.
Nếu như giai đoạn 2006-2010, tỷ trọng 2 khoản thu này chiếm 40% tổng thu NSNN thì đến năm 2015, tỷ trọng này chỉ còn dưới 25%. Dự kiến đến thời điểm cuối 2020, con số ấy chỉ duy trì được ở khoảng 14%.
Nguồn thu NSTƯ thứ 3 là phần thu điều tiết của các địa phương trọng điểm. Phần thu này tăng theo tốc độ tăng thu NSNN nội địa nói chung.
Trong giai đoạn 2006-2010, có 11 địa phương có số thu điều tiết về Trung ương. Giai đoạn 2011-2016 có 13 địa phương, trong đó có 3-4 địa phương có tỷ lệ điều tiết trên 50%. Còn lại, cơ bản vẫn còn 50 địa phương đang nhận trợ cấp từ Trung ương.
Cái khó trong giai đoạn tới là phải cân đối NSTƯ trong điều kiện không thể nâng tỷ lệ bội chi lên được nữa. Theo Nghị quyết của Đảng, bội chi không được quá 4% GDP, trần nợ công cũng được quy định là 65% GDP.
Trước mắt, năm 2017, Chính phủ đã trình Quốc hội mức bội chi là 3,5% GDP. Tỷ lệ này giảm so với cả cách tính trước đây ở Luật NSNN cũ. Con số bội chi tuyệt đối cũng phải giảm để đảm bảo giới hạn an toàn của nợ công.
Trước tình hình thu NSTƯ khó khăn như tôi đã nói ở trên, vấn đề đặt ra là phải cơ cấu để thu nội địa tăng lên, trám vào số giảm thu từ dầu thô và XNK. Đây thực sự là một thách thức lớn.
Nhìn nhận ở khía cạnh khác trong thu NSNN, điều chúng ta cần quan tâm là thu đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội nhưng vẫn hài hòa được 3 bộ phận tài chính giữa Nhà nước, DN và dân cư. Nói một cách khác là phải điều hòa tài chính của Nhà nước có một tỷ trọng nhất định nhưng vẫn phải giữ tài chính DN và dân cư đủ mạnh để họ có sức phát triển.
Bộ Tài chính đã có dự tính gì để đối mặt với những thách thức đó, thưa ông?
Để bù đắp số hụt thu từ dầu thô và XNK, thu từ nội địa phải tăng lên. Muốn làm được điều này, chúng tôi đã định ra 3 hướng đi lớn.
Thứ nhấtlà, tập trung cải thiện môi trường đầu tư để phát triển DN. Có thể nói đây là giải pháp căn cơ lâu dài, căn bản nhất.
Hiện nay, chúng ta có khoảng 500-600 nghìn DN. Sắp tới, phấn đấu phát triển 1 triệu DN. Đó chính là nguồn lực để Nhà nước có nguồn thu từ thuế, phí. Đó là mục tiêu căn bản mà Chính phủ đang hướng tới.
Thứ hailà,điều chỉnh chính sách thu. Các cơ quan quản lý sẽ rà soát để điều chỉnh hợp lý các sắc thu kể cả trực thu và gián thu theo hướng mở rộng đối tượng thu. Có nghĩa là có thể nghĩa vụ thuế trên từng DN trên từng mặt hàng, sản phẩm không tăng nhưng đối tượng nộp thuế sẽ mở rộng ra như vậy ta sẽ có thêm đối tượng thu.
Bộ Tài chính cũng đang tính tới việc nghiên cứu xây dựng thuế tài sản - một sắc thuế mới ở Việt Nam nhưng đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới. Để thực hiện điều này thì cần xem xét thêm mức độ phù hợp với khả năng quản lý của nước ta.
Thứ ba là,nâng cao hiệu quả quản lý. Với số lượng DN hiện có, nếu chúng ta quản lý hiệu quả hơn thì vẫn có thể có thêm nguồn thu.
Rõ ràng vừa qua, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008-2011, DN đã suy yếu đi nhiều, nợ thuế lớn. Bộ Tài chính đang rà soát để thống kê báo cáo Quốc hội cho phép xóa phần nợ thuế thực tế chỉ còn trên sổ sách của các DN không thể thu được do chủ DN đã chết, bỏ trốn, mất tích hoặc DN phá sản. Giải pháp này nhằm tập trung quản lý đúng, đủ, phản ánh đúng số nợ thuế có thể thu hồi.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã đặt mục tiêu đưa nợ đọng thuế giai đoạn tới xuống dưới 5% tổng thu NSNN để triển khai các giải pháp thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, thu hồi quyết liệt.
Vậy còn chi NSNN, thời gian tới, việc tái cơ cấu sẽ được triển khai như thế nào, thưa ông?
Việc tái cơ cấu chi NSNN sẽ được thực hiện theo hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển. Chúng ta đã thực hiện được một bước và đưa tỷ trọng chi đầu tư phát triển năm 2017 lên tới 25,7% tổng chi NSNN.
Bên cạnh đó, chi NSNN sẽ dành nguồn để điều chỉnh tiền lương, trợ cấp cho người có công, lương hưu. Chính phủ đang trình Quốc hội là điều chỉnh các khoản này tăng thêm 7% và thực hiện từ 1-7-2017.
Đối với khu vực sự nghiệp, Chính phủ đã có cơ chế và đang yêu cầu các đơn vị này tăng tính tự chủ trên cơ sở cho phép điều chỉnh giá, phí dịch vụ công theo lộ trình.
Bộ Tài chính đã tính toán giảm chi của bộ phận các bộ, cơ quan Trung ương và đơn vị sự nghiệp trong năm tới khoảng gần 1.000 tỷ đồng, bao gồm cả y tế, giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, số kinh phí rút ra đợt này không phải để dùng vào việc khác mà chỉ được cơ cấu lại, thay vì hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị thì chuyển sang hỗ trợ cho đối tượng chính sách và đầu tư trở lại một phần cho chính các lĩnh vực đó.
Ví dụ, các bệnh viện tăng giá lên, bệnh nhân sẽ yêu cầu chất lượng dịch vụ phải tăng tương xứng, muốn vậy ngoài bác sỹ ra thì cần đầu tư thêm trang thiết bị. Trong giai đoạn đầu, Nhà nước vẫn hỗ trợ thêm các đơn vị về mặt này. Hoặc các trường đại học đã tự chủ muốn đầu tư trang thiết bị để nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới giáo trình thì Nhà nước cũng có thể hỗ trợ một phần.
Ngoài tái cơ cấu, việc tiết kiệm chi cũng sẽ tiếp tục được thực hiện nghiêm. Một trong yêu cầu trước mắt là các bộ, cơ quan Trung ương phải tự sắp xếp để điều chỉnh lương từ ngày 1-7-2017 trong dự toán được giao mà không được bổ sung thêm. Để làm được, các đơn vị sẽ buộc phải tiết kiệm các khoản chi khác để đảm bảo cho quỹ lương tăng lên.
Một điểm nữa, trong bố trí dự toán năm tới, Bộ Tài chính sẽ không bố trí tiền cho các bộ mua xe cho cấp thứ trưởng trở xuống. Nếu các đơn vị không thực hiện khoán kinh phí thì phải tự sắp xếp, điều chuyển chứ không được mua thêm xe mới.
Những giải pháp đó sẽ phần nào giúp giảm bớt khó khăn trong cân đối NSNN giai đoạn sắp tới.
Xin cảm ơn ông!