【tỷ lệ macao】FTA thế hệ mới và những tác động đối với doanh nghiệp
Ảnh minh họa (Nguồn Internet) |
Phạm vi cam kết rộng
Theếhệmớivànhữngtácđộngđốivớidoanhnghiệtỷ lệ macaoo bà Phùng Thị Lan Phương - Trưởng phòng FTA, Trung tâm WTO - VCCI: Trong số các FTA mà Việt Nam đã ký kết và đang thực thi, chỉ có 2 FTA thế hệ mới đó là: Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và FTA Việt Nam - EU (EVFTA).
Việt Nam bắt đầu tham gia TPP từ tháng 11/2010, đến nay có 98% nội dung vòng đám phán đã kết thúc. Mục tiêu trong năm nay sẽ kết thúc đàm phán. Còn với EVFTA, chúng ta bắt đầu đàm phán từ tháng 10/2012. Mục tiêu ký kết hiệp định này cũng dự kiến trong năm 2015. So với các FTA mà Việt Nam đang đàm phán, FTA thế hệ mới có một số đặc điểm riêng như: Mức độ tự do hóa (mở cửa) rất sâu, xóa bỏ phần lớn các dòng thuế, mở cửa mạnh các ngành dịch vụ...; Đối tác FTA đặc biệt lớn, trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đang đàm phán có những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; Phạm vi cam kết rộng. Trong khi các FTA trước đây chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại hàng hóa thì các FTA thế hệ mới sắp tới bao gồm những cam kết về nhiều lĩnh vực: Thương mại hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Sở hữu trí tuệ, các vấn đề thương mại mới như DN Nhà nước, mua sắm công… và các vấn đề phi thương mại như lao động, công đoàn, môi trường…
Những khuyến nghị cho doanh nghiệp
Những lợi ích mà các FTA thế hệ mới mang lại vô cùng lớn. Tuy nhiên, với 97% DN của Việt Nam là DN nhỏ và vừa thì những dự báo không ít tổn thất cho DN sẽ xảy ra nếu Việt Nam không có những bước chuẩn bị thích hợp cho “cuộc chơi”.
Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần phải có một khung hành động chiến lược phát triển cho các DN nhỏ và vừa phù hợp cho giai đoạn 2016 - 2025, những năm bản lề của hội nhập, với trọng tâm là tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, marketing để khu vực DN nhỏ và vừa có thể vượt lên tham gia tích cực vào quá trình hội nhập, kết nối được vào các chuỗi giá trị toàn cầu, kết nối được với các DN FDI.
Chia sẻ tại hội thảo, bà Phùng Thị Lan Phương cũng đưa ra 4 khuyến nghị cho DN cả nước nói chung và DN Hà Nội nói riêng, đó là: Cần chủ động tìm hiểu thông tin, nội dung hiệp định; Chủ động tìm hiểu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng; Chủ động liên doanh, liên kết với DN, hiệp hội; Chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh những khuyến nghị đưa ra cho các DN, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế, VCCI còn cho rằng, không chỉ DN cạnh tranh mà chính quyền cũng phải cạnh tranh. Ở nơi nào có chỉ số điều hành tốt sẽ thu hút được những nhà đầu tư tốt, công nghệ cao…
Hội thảo “Các hiệp định thương mại tự do FTA và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” đã thu hút khá đông các DN trên địa bàn Hà Nội tham dự. Hội thảo này cũng được đánh giá vô cùng cần thiết khi mà không ít DN Hà Nội được hỏi nhận thức về TPP trả lời là lần đầu nghe nói hoặc có nghe nhưng không biết sâu.