您的当前位置:首页 > World Cup > 【h2 duc】Cân nhắc nhiều phương án tính thuế tài sản 正文
时间:2025-01-24 23:58:41 来源:网络整理 编辑:World Cup
Thuế suất thuế tài sản có thể là 0,3% hoặc 0,4%. Ảnh: Thu Hiền. Đánh thuế theo giá trị tài sảnTrước h2 duc
Đánh thuế theo giá trị tài sản
Trước hết cần khẳng định rằng, việc đề xuất xây dựng Luật Thuế tài sản xuất phát từ mục tiêu thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách tài chính đối với tài sản và thực hiện tái cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước; thực hiện cải cách hệ thống chính sách thuế, góp phần xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, bao quát nguồn thu, tạo nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội và góp phần quản lý nhà nước đối với tài sản, phù hợp với thông lệ quốc tế và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo dự thảo được Bộ Tài chính công bố, có 3 đối tượng được cơ quan này “nhắm” đến là đất, nhà và ô tô, tàu bay, du thuyền.
Đối với đất, dự thảo quy định đối tượng chịu thuế tài sản là đất ở tại cả nông thôn và đô thị; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Dự thảo cũng chỉ rõ các đối tượng đất không chịu thuế tài sản. Việc quy định đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế tài sản đối với đất được kế thừa quy định về đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế tại Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hiện hành; tiếp tục thực hiện kết quả đạt được của việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế; đồng thời được rà soát để phù hợp với phân loại đất tại Luật Đất đai 2013. Giá tính thuế đối với đất được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá 1m2 đất tính thuế. Giá của 1m2 đất tính thuế đang được cơ quan soạn thảo cân nhắc theo Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh công bố tại thời điểm tính thuế hoặc theo giá thực tế trên thị trường tại thời điểm tính thuế. Việc dùng Bảng giá đất tại các địa phương đang được Bộ Tài chính đề nghị thực hiện do đơn giản, khả thi, thuận lợi cho người nộp thuế trong việc kê khai thuế; thuận lợi cho cơ quan Thuế trong việc xác định giá tính thuế và đặc biệt là phù hợp với tình hình tại Việt Nam.
Đối với nhà ở, Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án, hoặc đánh thuế đối với nhà ở, nhà và công trình thương mại, dịch vụ, hoặc chỉ đánh thuế đối với nhà ở. Để đồng bộ với quy định về giá tính thuế đối với đất, giá tính thuế đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế được xác định bằng diện tích nhà tính thuế nhân với giá 1m2 nhà tính thuế. Cụ thể: Với nhà mới xây dựng, giá 1m2 nhà tính thuế là giá 1m2 nhà xây dựng mới theo từng cấp, hạng nhà do UBND cấp tỉnh quyết định; với nhà đã qua sử dụng, giá 1m2 nhà tính thuế bằng giá 1m2 nhà xây dựng mới theo từng cấp, hạng nhà do UBND cấp tỉnh quyết định nhân với tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà do UBND cấp tỉnh ban hành theo thời gian sử dụng nhà tại thời điểm tính thuế.
Đối với tàu bay, du thuyền, ô tô đang được cân nhắc giữa việc đánh thuế và không đánh thuế. Nếu đánh thuế, Bộ Tài chính đề nghị áp dụng đối với tàu bay, du thuyền, ô tô có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên và giá tính thuế tương tự như với nhà ở.
Về thuế suất, Bộ Tài chính cũng đưa ra 2 phương án về thuế suất là 0,3% hoặc 0,4% cho cả 3 đối tượng chịu thuế.
Phát triển trên kinh nghiệm quốc tế
Giải thích những căn cứ để đề xuất các quy định nói trên, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết: Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thuế tài sản (thuế thu hàng năm, trong quá trình sử dụng tài sản) ở các nước thể hiện vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách của các quốc gia, chiếm tỷ lệ trung bình 3-4% so với tổng thu thuế ở các nước phát triển, một số nước tỷ lệ này lên đến 8% như Nhật Bản. Ở các nước đang phát triển và chuyển đổi, tỷ lệ này thấp hơn. Xét trong giai đoạn 2005-2013, tỷ lệ thu thuế tài sản so với GDP ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển ở khu vực châu Á là khoảng 2%/GDP.
Lấy ví dụ, ông Thi liệt kê: Ở Hàn Quốc 0,2% đến 0,5% đối với đất (riêng đất xây dựng khu golf và đất xây dựng khu du lịch hạng sang là 4%); từ 0,1% đến 0,4% đối với nhà ở (riêng villa 0,4%); 0,4% đối với nhà cho sân golf và các dịch vụ xa xỉ; 0,5% đối với tòa nhà dùng để làm nhà máy ở khu dân cư (nhà máy mới xây dựng ở vùng có mật độ dân số lớn áp dụng mức 250%); 0,25% đối với các tòa nhà mục đích khác. Ngoài thuế tài sản, Hàn Quốc còn thu thuế bất động sản từ 0,5% đến 2% đối với đất có giá trị vượt ngưỡng quy định. Ở Đài Loan (Trung Quốc), thuế suất từ 0,2% đến 5% tùy từng loại đất, diện tích; từ 1,2% đến 2% đối với nhà chung cư; 3% đến 5% đối với nhà, công trình xây dựng cho mục đích thương mại. Tại Singapore, mức thu từ 4% đến 16% theo giá trị nhà, đất vượt ngưỡng (trong đó nhà thương mại, nhà công nghiệp và đất là 10% và giá trị dưới ngưỡng không chịu thuế). Philippines thu 2% ở Manila, 1% ở tỉnh khác đối với nhà ở, nhà kinh doanh, đất ở, đất xây dựng công trình. Nhật Bản quy định mức thuế 1,4% đến 2,1% đối với nhà, đất; Phần Lan là 1,2% đến 2% (riêng đất thương mại, công nghiệp, nhà đất vượt quá mức 29.200USD áp dụng mức 2% +30% của 2%). Indonesia là 0,5% đối với nhà, đất có giá trị vượt 8.000.000Rp; Thụy Sỹ từ 0,5% đến 3%; Hungary 1,5%; Hy Lạp 0,3% đến 0,8%. Campuchia quy định mức thuế bất động sản 0,1% đối với đất, nhà ở, tòa nhà và công trình xây dựng trên đất có giá trị trên 100 triệu KhP ở một số thành phố. Brunei không đánh thuế đối với đất, chỉ đánh thuế đối với nhà (trong đó có nhà thương mại) với mức thuế suất 12% giá trị cho thuê.
Ngoài việc quy định mức thuế suất thuế tài sản trong Luật, một số nước còn giao cho chính quyền địa phương quy định mức thuế tài sản cụ thể để áp dụng tại địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Ví dụ như: Pháp, Nhật Bản, Thụy Sỹ, Canada, Trung Quốc; Đài Loan (Trung Quốc), Phần Lan,...
Đối với nhà, đất không sử dụng, các nước quy định mức thuế suất cao hơn hoặc áp dụng mức thuế suất bổ sung đối với trường hợp đất không sử dụng, như: Singapore áp dụng mức thuế suất từ 10% đến 20% đối với nhà, đất không sử dụng; Anh đánh thuế tăng thêm 50% mức thuế suất cơ bản nếu để trống từ 2 năm trở lên; Canada thu thêm 1% trên giá trị tài sản nếu nhà, đất không sử dụng trên 6 tháng; Úc áp dụng mức thuế suất bổ sung 1%; Lào áp dụng mức thuế suất bổ sung 2%,...
Sau khi công khai dự thảo này để lấy ý kiến rộng rãi, Bộ Tài chính sẽ tiếp thu, hoàn chỉnh gửi Bộ Tư pháp thẩm định để xin Chính phủ, Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật thời gian tới. Nếu được phê duyệt, việc hoàn chỉnh dự thảo và tính toán tác động sẽ được nghiên cứu cụ thể hơn. Theo dự kiến, nếu Luật Thuế tài sản được ban hành sẽ bãi bỏ Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu: Việc sử dụng đất bị đánh thuế là hợp lý. Hiến pháp Việt Nam quy định đất là thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý thành ra khi một người xây dựng một căn nhà, trả tiền thuế đất là trả tiền thuê chứ không phải tiền sở hữu. Việc đánh thuế đất trước nay ta đã làm thì nên tiếp tục làm. Nhưng tôi đề xuất chỉ đánh thuế đất, không đánh thuế giá trị tài sản xây trên đất. Và thuế suất đối với đất nên từ 1-5%, Bộ Tài chính ban hành khung để địa phương quy định cụ thể cho phù hợp với tình hình từng vùng. Tiền thu từ khoản này nên để lại cho địa phương. Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ: Dự án Luật Thuế tài sản đưa ra vào thời điểm này tuy hơi muộn nhưng đáng hoan nghênh, để kịp thời tạo ra nguồn thu ổn định cho ngân sách. Tôi cho rằng, thuế đất ở 0,4%, thuế đất dùng vào kinh doanh, thương mại, dịch vụ 0,5% là hợp lý, cao quá sẽ bất khả thi trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Sau này, chúng ta có thể nâng dần 0,7% hay 1%. Đừng nghĩ giảm thuế mới là hợp lý, mà đối với tài nguyên thiên nhiên và đất đai phải đánh thuế đúng thì sử dụng mới hiệu quả, nên quan điểm của tôi là thuế đất phải cao. Khi thuế cao, giá mới hạ, còn khi thuế thấp giá đất sẽ cao. Bởi nếu thuế thấp, ai cũng muốn mua, ai cũng muốn giữ nên xảy ra tình trạng chiếm giữ, đầu cơ. Nếu thuế cao, ai muốn mua sẽ phải tính xem thu nhập có đủ trả thuế không, mua rồi thì khai thác như thế nào. Như vậy, những diện giữ đất sẽ giảm và ai cần tới đâu mua tới đó. Việc này cũng sẽ giải quyết vấn đề hàng nghìn căn hộ, hàng nghìn villa bỏ trống. Từ đó mới tốt cho phát triển kinh tế vì giảm đầu vào cho sản xuất kinh doanh. Còn với nhà trên đất, tôi cho rằng không nên đánh thuế vì nếu như vậy, nhà giá trị càng cao, thuế càng cao thì không ai muốn xây dựng, xây biệt thự và xây nhà có giá trị đặc biệt. Như vậy, nó sẽ kìm hãm việc phát triển nhà ở và bất động sản gắn với đất. Các nước tiến bộ thường đánh thuế đất theo giá trị còn nhà đánh theo diện tích. |
Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?2025-01-24 23:47
Nhà vô địch AFF Cup 2008 động viên Nguyễn Filip và Đặng Văn Lâm2025-01-24 23:33
Trần Quyết Chiến lần thứ 2 vô địch World Cup trong năm 20242025-01-24 23:30
Bế tắc ngày ra quân, U17 Việt Nam vào thế khó2025-01-24 23:26
Siêu máy tính dự đoán Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/12025-01-24 23:13
Đặng Văn Lâm tỏa sáng trên sân, màn ăn mừng càng khiến dân mạng thích thú2025-01-24 23:13
Công Phượng mờ nhạt, Bình Phước hòa may mắn trước Hòa Bình2025-01-24 22:43
Thế trận đảo chiều, CLB Hà Nội may mắn thoát thua Hà Tĩnh2025-01-24 21:40
Nhanh chóng giải phóng bộ nhớ iPhone trong vài phút2025-01-24 21:27
Thực hư thông tin Nguyễn Xuân Son kịp dự AFF Cup 20242025-01-24 21:14
Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới2025-01-24 23:28
CĐV Hòa Bình vây kín Nguyễn Công Phượng2025-01-24 23:28
Cận cảnh cú đạp rợn người khiến tuyển thủ U23 Việt Nam nằm sân2025-01-24 23:24
Man Utd mất hơn 500 tỷ đồng vì sa thải Ten Hag2025-01-24 23:19
Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ2025-01-24 23:04
Lễ trao giải Quả bóng Vàng diễn ra lúc mấy giờ, xem ở đâu?2025-01-24 22:15
CĐV Hòa Bình vây kín Nguyễn Công Phượng2025-01-24 22:14
Cao thủ hàng đầu thế giới cả sự nghiệp chỉ thua 1 trận vì dùng đòn cấm2025-01-24 21:57
Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD2025-01-24 21:53
Lịch thi đấu vòng loại U17 châu Á 2025: U17 Việt Nam đá ngày nào?2025-01-24 21:48