【đội hình borussia mönchengladbach gặp vfl bochum】Bộ Tài chính: Đầy đủ căn cứ để xây dựng Luật Thuế tài sản

时间:2025-01-10 07:46:21 来源:88Point

bo tai chinh day du can cu de xay dung luat thue tai san

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Trả lời cho câu hỏi“Vì sao phải ban hành Luật Thuế tài sản?ộTàichínhĐầyđủcăncứđểxâydựngLuậtThuếtàisảđội hình borussia mönchengladbach gặp vfl bochum, cơ quan soạn thảo đưa ra 3 lý lẽ:

Một là,thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách tài chính đối với tài sản và thực hiện tái cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Tại Nghị quyết số 19-NQ/TƯ (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã nêu: “Nghiên cứu ban hành thuế bất động sản (đối tượng chịu thuế phải bao gồm cả đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất)”.

Tại Nghị quyết số 07-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững đã đề ra một trong các mục tiêu là: “cơ cấu lại NSNN theo hướng bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô”; đồng thời đề ra một trong các giải pháp thực hiện là:“tập trung cơ cấu lại nguồn thu; hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu NSNN theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế;... khai thác tốt thuế thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường”.

Tại Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 đã đề ra một trong các mục tiêu là: “tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế và cơ chế tài chính quốc gia; huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; từng bước cơ cấu lại thu NSNN”;đồng thời đề ra một trong các giải pháp thực hiện là: “nghiên cứu bổ sung thuế tài sản phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam”.

Tại Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 có nội dung: “...hoàn thiện chính sách tài chính, thuế liên quan đến đất đai nhằm khuyến khích sử dụng có hiệu quả, khuyến khích hạn chế đầu cơ tài nguyên đất đai, nhà ở”.

Tại Quyết định số 2174/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2013-2020 có đưa ra nhiệm vụ: “Chủ động nghiên cứu trình Quốc hội ban hành Luật Thuế tài sản vào thời điểm thích hợp, trong đó đối tượng chịu thuế tài sản phải bao gồm cả đất và tài sản gắn liền với đất”.

Tại Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ) có nêu: “Nghiên cứu xây dựng chính sách thuế điều tiết với nhà, tài sản có giá trị lớn vào thời điểm thích hợp”.

Hai là,thực hiện mục tiêu cải cách hệ thống chính sách thuế, góp phần xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, bao quát nguồn thu, tạo nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thuế tài sản là một loại thuế ra đời sớm trong hệ thống thuế của đa số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Hiện có 174/193 nước thực hiện thu thuế tài sản (thuế thu hàng năm, trong quá trình sử dụng tài sản) với nhiều tên gọi khác nhau. Đối tượng chịu thuế tài sản ở các nước chủ yếu là đất và nhà.

Thuế tài sản ở các nước thể hiện vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách của các quốc gia, chiếm tỷ lệ trung bình 3-4% so với tổng thu thuế ở các nước phát triển, một số nước tỷ lệ này lên đến 8% như Nhật Bản. Ở các nước đang phát triển và chuyển đổi, tỷ lệ này thấp hơn. Xét trong giai đoạn 2005-2013, tỷ lệ thu thuế tài sản (thuế thu hàng năm, trong quá trình sử dụng tài sản) so với GDP ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển ở khu vực châu Á là khoảng 2% GDP.

Ở Việt Nam, hệ thống chính sách thuế, phí, lệ phí hiện hành liên quan đến tài sản đã cơ bản bao quát các hoạt động liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng; trong quá trình sử dụng và khi chuyển nhượng tài sản. Các sắc thuế thu hàng năm, trong quá trình sử dụng tài sản (thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp) hiện đang thu đối với đất (đất ở, đất phi nông nghiệp và đất nông nghiệp), chỉ chưa thu đối với nhà và các tài sản khác. Qua đánh giá cho thấy, thuế thu hàng năm, trong quá trình sử dụng tài sản chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP và mới chỉ điều tiết đối với đất.

Để bao quát nguồn thu từ tài sản, thực hiện cải cách hệ thống chính sách thuế, góp phần xây dựng hệ thống thuế đồng bộ cần thiết phải nghiên cứu điều chỉnh mức thu thuế trong quá trình sử dụng đối với đất và nghiên cứu bổ sung thu thuế đối với nhà và các tài sản khác cho phù hợp.

Ba là, góp phần quản lý nhà nước đối với tài sản, phù hợp với thông lệ quốc tế và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước sử dụng thuế tài sản như một công cụ tài chính hữu hiệu để tăng cường quản lý việc sử dụng tài sản của tổ chức, cá nhân, đồng thời có thêm nguồn lực đầu tư trở lại đất đai, điều tiết một phần nhỏ thu nhập của tổ chức, cá nhân có nhiều tài sản nhà, đất, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

Để tăng cường quản lý việc sử dụng tài sản của tổ chức, cá nhân, khai thác tốt nguồn thu từ tài sản, một trong những yêu cầu đặt ra là phải đổi mới, hoàn thiện thể chế, trong đó cải cách chính sách thuế nhằm điều chỉnh kịp thời các hoạt động kinh tế đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tạo thuận lợi và bảo vệ lợi ích quốc gia trong việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Như vậy, để thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách thuế đối với tài sản và thực hiện tái cơ cấu nguồn thu NSNN; thực hiện cải cách hệ thống thuế, góp phần xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ; góp phần quản lý nhà nước đối với tài sản, khai thác tốt nguồn thu từ tài sản, phù hợp với thông lệ quốc tế thì việc ban hành Luật Thuế tài sản để thay thế cho các sắc thuế trong quá trình sử dụng tài sản hiện hành là cần thiết.

推荐内容