【bảng xếp hạng giải quốc gia mexico】Bổ sung các điều luật quy định về tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn

Hai nhóm lĩnh vực chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Đại biểu Quốc hội đánh giá cao phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Công Thương Rà soát công tác chuẩn bị phiên chất vấn tại Phiên họp thứ 36

Chiều 15/8,ổsungcácđiềuluậtquyđịnhvềtiêuchílựachọnnhómvấnđềchấtvấbảng xếp hạng giải quốc gia mexico tại Nhà Quốc hội, Ban soạn thảo dự án Luật Hoạt động giám sát tổ chức Hội thảo “Lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân”. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự và chỉ đạo hội thảo.

Hội thảo “Lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân”
Hội thảo “Lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân”

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, trước yêu cầu thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, bảo đảm tính toàn diện, cụ thể của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND), nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát, Hội đồng Dân tộc đã được giao và chủ trì, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng Hồ sơ lập đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát, đã được Quốc hội xem xét, thông qua trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua.

Trên cơ sở đó, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu rõ, với tinh thần rất khẩn trương, gấp rút để kịp tiến độ trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 8, Hội đồng Dân tộc đã chủ động tham mưu, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập Ban Soạn thảo, Tổ biên tập; xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch xây dựng Luật; hoàn thiện hồ sơ dự án Luật.

Đồng thời, xin ý kiến chủ trương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phạm vi sửa đổi Luật; tổ chức các Hội thảo tham vấn, khảo sát, gửi lấy ý kiến các cơ quan, địa phương và đăng tải lấy ý kiến trên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nhiệm vụ tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia đối với dự án Luật, đến thời điểm này, cũng đã cơ bản hoàn thành trước khi gửi lấy ý kiến Chính phủ.

Nhấn mạnh Hội thảo này là Hội thảo thứ 4 tham vấn ý kiến đối với dự án Luật được tổ chức, kết hợp với các cuộc khảo sát trên địa bàn một số địa phương, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh, đây cũng là các diễn đàn quan trọng trong quy trình lấy ý kiến đối với dự án Luật để Ban soạn thảo, các cơ quan, địa phương, chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, thảo luận, củng cố thêm các cơ sở lý luận, thực tiễn và hoàn thiện nội dung, kỹ thuật lập pháp của dự thảo Luật.

“Qua các cuộc khảo sát, hội thảo và kết quả tổng hợp nhanh ý kiến tham gia bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức về dự án Luật cho thấy, các ý kiến đều nhất trí với sự cần thiết xây dựng, ban hành Luật. Nhiều ý kiến đánh giá cao và cơ bản nhất trí với nội dung của dự án Luật; đồng thời, tham gia thêm một số ý kiến góp phần tiếp tục hoàn thiện hơn dự án Luật”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nêu rõ.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận vào một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật.

Cụ thể, về quy định tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn; chuyên đề giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát,Dự thảo Luật quy định bổ sung các điều luật quy định về tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn; chuyên đề giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trên cơ sở luật hóa các quy định của Nghị quyết số 334 năm 2017 và Nghị quyết số 594 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Lấy ý kiến về dự thảo Luật, có 2 loại ý kiến khác nhau về nội dung này, cụ thể: Đa số ý kiến nhất trí với việc bổ sung các quy định này vào Luật để có cơ sở pháp lý vững chắc, thống nhất cho hoạt động giám sát. Các quy định này đã được quy định trong các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và có thời gian thi hành trên thực tiễn, phù hợp để nghiên cứu, luật hóa thành quy định của luật.

Có ý kiến đề nghị cân nhắc không bổ sung vào Luật các quy định này mà tiếp tục thực hiện quy định tại các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thuận lợi hơn trong quá trình sửa đổi, bổ sung các quy định này.

Về quy định lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và HĐND bầu hoặc phê chuẩn, Ban soạn thảo dự kiến bổ sung vào dự thảo Luật điều khoản quy định dẫn chiếu việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và HĐND bầu hoặc phê chuẩn thực hiện theo Nghị quyết 96 nêu trên và bãi bỏ các điều 18, 19, 63 và 64 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.

Về luật hóa quy định trong các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn về hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nêu rõ, Ban soạn thảo dự kiến chỉ luật hóa những quy định về thẩm quyền, trách nhiệm, điều kiện, tiêu chí; còn những quy định về trình tự, thủ tục, thời gian, thời hạn thì không luật hóa mà vẫn để quy định ở các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Thể thao
上一篇:Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
下一篇:Gương mẫu, trách nhiệm