Kỳ họp Hội đồng của IIB là hoạt động thường niên của Hội đồng lãnh đạo Ngân hàng nhằm điểm lại và đánh giá kết quả hoạt động và quyết định các chính sách và định hướng hoạt động của Ngân hàng cho thời kỳ tiếp theo.
Phát biểu khai mạc,ệuquảtừhợptácvớiNgânhàngĐầutưQuốctếsoi kèo venados Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho hay, Việt Nam chắc chắn sẽ luôn là thành viên tham gia tích cực và trách nhiệm. Chúng tôi đã tham gia vào các cuộc thảo luận và ủng hộ tích cực đối với quá trình tái cơ cấu của IIB, để trở thành một ngân hàng phát triển đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Về mặt tài chính, Việt Nam đã triển khai tích cực yêu cầu của IIB về vốn.
Bên lề kỳ họp, IIB và NHNN cũng phối hợp tổ chức Diễn đàn Kinh doanh với chủ đề “Việt Nam – Cơ hội toàn cầu cho phát triển địa phương bền vững” nhằm tập trung thảo luận về một số vấn đề liên quan đến tình hình và biện pháp thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ; tiềm năng phát triển các vùng và đô thị tại Việt Nam; và đề xuất của IIB và các đối tác liên quan về việc tham gia hỗ trợ các ưu tiên phát triển của Việt Nam.
IIB là tổ chức tài chính quốc tế được thành lập năm 1970 trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ Kinh tế (Khối SEV cũ). Các nước thành viên hiện nay của IIB gồm: Bungari, Hungari, Việt Nam, Cuba, Mông Cổ, Rumani, Nga, Séc và Slovakia. Nhiệm vụ chính của IIB là cho vay trung và dài hạn phục vụ các chương trình và dự án đầu tư tại các nước thành viên. Tính đến 31-10-2015, vốn điều lệ của IIB là 1,3 tỷ Euro, trong đó phần thực góp của các nước là 302,61 triệu EUR.
Trong những năm gần đây, IIB đã nỗ lực cơ cấu lại một cách mạnh mẽ nhằm chuyển đổi Ngân hàng thành một ngân hàng phát triển hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, khôi phục vị thế và cải thiện quan hệ hợp tác với các nước thành viên.
Việt Nam gia nhập IIB năm 1977. Tính đến tháng 8-2015, mức vốn điều lệ cam kết của Việt Nam tại IIB là 4,7 triệu Euro, trong đó phần vốn thực góp của Việt Nam tại IIB là 3,67 triệu Euro, tương đương 1,21% tổng vốn điều lệ thực góp của Ngân hàng. Cơ quan đại diện của Chính phủ Việt Nam tại IIB là NHNN.
Sau thời kỳ gặp nhiều khó khăn do những biến động về địa chính trị của các nước thành viên, IIB đã cải tổ những hoạt động của mình bằng việc cùng Việt Nam triển khai một chiến lược quốc gia mới. Theo đó, IIB tập trung cấp các khoản vay thông qua các ngân hàng bản địa nhằm tăng khả năng tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như tìm kiếm thêm các đối tác quốc tế để hỗ trợ các khoản vay cho các dự án về cơ sở hạ tầng, thương mại và các lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam.