【bang xep hang ngoai hang trung quoc】Đẩy nhanh chuyển đổi số để tăng hiệu quả quản lý

时间:2025-01-26 23:29:09 来源:88Point

toàn cảnh hội nghị

Hội nghị có sự tham dự của đông đảo cán bộ thuộc điểm cầu Bộ Tài chính. Ảnh: T.T.

Sớm ban hành quy định thực hiện Chính phủ điện tử

TheĐẩynhanhchuyểnđổisốđểtănghiệuquảquảnlýbang xep hang ngoai hang trung quoco Báo cáo đánh giá về Chính phủ điện tử của Liên Hiệp quốc, năm 2016, Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam xếp hạng thứ 89/193 quốc gia, tăng 10 bậc, trong đó chỉ số thành phần về dịch vụ công trực tuyến tăng 8 bậc, lên thứ hạng 74/193 quốc gia (so với năm 2014). Đến năm 2018, chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam xếp hạng thứ 88/193 quốc gia, tăng 1 bậc, trong đó chỉ số thành phần về dịch vụ công trực tuyến tăng 15 bậc, lên thứ hạng 59/193 quốc gia (so với năm 2016).

Có bài trình bày tại hội nghị, ông Nguyễn Đại Trí – Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 -2020, định hướng đến 2025. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định phê duyệt đề án cổng dịch vụ công quốc gia. Đây là những văn bản quan trọng giai đoạn hiện nay trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0.

“Ngay sau khi các văn bản này được ban hành, Bộ Tài chính là một trong những Bộ đầu tiên ban hành quyết định phê duyệt kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính. Đồng thời, sau đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành quyết định phê duyệt kiến trúc cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính. Đây là 2 văn bản mang tính nền tảng, mang nguyên tắc quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) của ngành Tài chính, đáp ứng triển khai Chính phủ điện tử”, ông Nguyễn Đại Trí nói.

nguyễn đại trí
Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê Tài chính Nguyễn Đại Trí tham luận tại hội nghị. Ảnh: T.T

Ông Nguyễn Đại Trí cũng cho biết, có 4 nhiệm vụ Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì trong Nghị quyết số 17/NQ-CP, đó là: Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính trong năm 2020 và tiếp tục phát triển đến năm 2025. Đây là một trong những nội dung rất quan trọng và hiện nay Bộ đang tập trung vào nhiệm vụ này. Thứ hai, hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành quan trọng của ngành Tài chính như thuế, hải quan, kho bạc hoàn thành trong năm 2019. Thứ ba, hoàn thiện, nghiên cứu, đề xuất xây dựng hệ thống thông tin ngân sách và kiểm toán nhà nước số trong giai đoạn 2019-2020 và triển khai trong năm 2021- 2025. Thứ tư, nghiên cứu đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định có giải pháp huy động nguồn lực, bao gồm nguồn lực để triển khai xây dựng Chính phủ điện tử trong cả nước.

Ứng dụng nền tảng công nghệ hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Vũ Thị Mai đề nghị: “Cần có nghiên cứu cụ thể hơn về Chính phủ điện tử, Chính phủ số và nền kinh tế số. Chúng ta đã ứng dụng chuyển đổi số, vậy ai là hạt nhân của quá trình này. Hạt nhân là các doanh nghiệp công nghệ, là chủ thể sử dụng các thành quả công nghệ (các cơ quan tổ chức và cá nhân)".

Vậy có cách nào để chuyển đổi nhanh chóng, theo Thứ trưởng, nếu để tới từng cơ quan, từng doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thì rất lâu. Chúng ta sẽ tạo ra các platforms (nền tảng về công nghệ) để cho các doanh nghiệp, người dân sử dụng.

Minh họa làm rõ thêm, Thứ trưởng cho biết, đối với ngành Tài chính, sẽ tạo ra nền tảng ngành thuế cho người nộp thuế sử dụng; kho bạc cho các đơn vị sử dụng ngân sách sử dụng…

Hay như hàng nghìn báo và tạp chí, nếu từng cơ quan này đầu tư nền tảng số thì sẽ rất tốn kém, nhiều cơ quan báo chí sẽ không đủ nguồn lực, cả tài chính và nhân lực để đầu tư. Nhưng nếu có 1 platforms để các báo có thể lên đó tiếp cận người đọc, tiếp cận quảng cáo thì hàng nghìn cơ quan báo chí có thể chuyển đổi sang môi trường số rất nhanh.

Tương tự như vậy, một công ty CNTT về phần mềm kế toán đầu tư 1 nền tảng để những người làm kế toán chuyên nghiệp có thể làm dịch vụ kế toán cho các doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ kế toán cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc chuyển đổi số về kế toán sẽ diễn ra rất nhanh, đồng thời sẽ kích thích các hộ kinh doanh không phải thuê kế toán, là việc rất khó đối với các doanh nghiệp ở nông thôn, ở vùng sâu, vùng xa.

Từ thực tế nêu trên, Thứ trưởng nhấn mạnh, thể chế hết sức quan trọng, là chính sách để tạo môi trường cho sản xuất, kinh doanh phát triển và chính sách thu hút nhân tài, chính sách về quản lý và đầu tư vào CNTT. Về hạ tầng, quan trọng nhất là chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng ICT và làm chủ các công nghệ nền tảng (công nghệ mới).

“Để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, nắm bắt cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các đơn vị trong ngành Tài chính cần tiếp tục đổi mới thể chế, cơ chế chính sách quản lý tài chính theo hướng đơn giản hóa, công khai, minh bạch, đi đôi với việc nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới. Đồng thời, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong ngành Tài chính theo định hướng chuyển đổi số của Chính phủ với nội hàm chuyển đổi số không chỉ là số hóa quy trình nghiệp vụ mà còn bao gồm quá trình cải tiến, đổi mới quy trình nghiệp vụ theo hướng tăng tính liên thông, từ đó tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý. Ngành Tài chính nhanh chóng tiếp cận và nắm vai trò chủ động, kiến tạo, đi đầu trong nền kinh tế số của Việt Nam”, Thứ trưởng nói.

Thứ trưởng Vũ Thị Mai cũng nêu lên 8 nhiệm vụ trọng tâm mà khối CNTT ngành Tài chính cần tập trung thực hiện trong năm 2019 và các năm tiếp theo./.

Minh Anh

推荐内容