Mới đây,ểmsoátchặtchẽtìnhtrạngnhậplậulợnquacáctỉnhphíkeo nha caitv tại Hội nghị ngăn chặn, phát hiện và xử lý buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai đã khẩn thiết kêu cứu: "Người chăn nuôi đã liên tục thua lỗ, bán cả nhà, cả đất, sắp tới còn phải bỏ cả nghề vì không cạnh tranh nổi với thịt nhập khẩu và nhập lậu trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ giảm sút. Các địa phương không thể ngó lơ không biết, chỉ cần kiểm soát chặt những trại gần biên giới, theo dõi diễn biến tăng đàn, tăng lượng giết mổ bất thường là nắm được ngay".
Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh cũng thừa nhận, thực tế đúng như báo chí và các Hiệp hội phản ánh. Đúng là có những đường dây buôn lậu lợn sống rất lớn. Khi chưa có "động" thì di chuyển theo biên giới tỉnh Bình Phước, nhưng bây giờ đã chuyển hướng sang tỉnh Tây Ninh. Chúng tôi đã theo dõi và xác định vị trí tiêu thụ cuối là lò mổ ở Bình Dương, lô hàng này có 8.000 con heo được chuyển từ Thái Lan về đến cửa khẩu Tây Ninh sau đó đưa về Bình Dương giết mổ.
Bất chấp lời kêu cứu của các doanh nghiệp và Hiệp hội Chăn nuôi, nhiều địa phương có đường biên giới với Campuchia và Lào khẳng định không có chuyện lợn lậu nhập về hàng chục ngàn con mỗi đêm, thậm chí chưa ghi nhận tình trạng lợn nhập lậu.
Chỉ đến khi Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị ngăn chặn, phát hiện và xử lý buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam, trong đó nêu rõ hiện trạng xe lợn lậu "chạy rình rình như chiến dịch" thì nhiều địa phương mới tăng cường tuần tra kiểm soát.