Bộ Luật Kế toán,ànthiệnkhuônkhổpháplývềkếtoánkiểmtoábxh trung quốc các chuẩn mực và chế độ kế toán đã được xây dựng và ban hành nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động kế toán Không thể thiếu vai trò định hướng của Nhà nước
Hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán (KTKT) là loại dịch vụ có điều kiện, không chỉ trợ giúp, tư vấn cho các nhà quản trị doanh nghiệp về mặt luật pháp kinh tế tài chính, về chế độ, chính sách tài chính kế toán, mà quan trọng là tổ chức hệ thống thông tin kinh tế - tài chính tin cậy thông qua các hoạt động ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, lập bảng kê khai thuế và thực hiện các phân tích, đánh giá thực trạng, triển vọng hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, sự phát triển nghề nghiệp KTKT theo một xu thế mới, qua đó thị trường dịch vụ KTKT mở ra những cơ hội cùng với những thách thức đối với hoạt động kế toán, mà ở đó không thể thiếu vai trò dẫn dắt và định hướng của nhà nước.
Theo ông Hồ Sỹ Liên - Phó Chủ tịch Hội kế toán Đồng Nai, bộ Luật Kế toán, các chuẩn mực và chế độ kế toán đã được xây dựng và ban hành nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động kế toán, qua đó, mang lại giá trị đáng tin cậy của thông tin kế toán nói riêng, cũng như thông tin kinh tế nói chung cho các đối tượng sử dụng. Luật Kế toán số 88/2015/QH13 được ban hành giúp cho hoạt động kế toán trên phạm vi quốc gia đã có những chuyển mình, thay đổi một cách phù hợp với yêu cầu mới của nền kinh tế hội nhập.
Dưới góc độ nhà quản lý, TS. Vũ Đức Chính - Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát KTKT, Bộ Tài chính cho rằng, khuôn khổ pháp lý về KTKT được tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở tiếp cận, vận dụng thông lệ quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Vai trò và năng lực quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán từng bước được nâng cao; công tác quản lý, giám sát hoạt động kế toán, kiểm toán tiếp tục được đẩy mạnh; việc kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật về kế toán, kiểm toán được thực hiện với các giải pháp phù hợp, hiệu quả.
Cũng theo TS. Vũ Đức Chính, thị trường dịch vụ KTKT được phát triển theo tất cả các tiêu chí, cả về chất lượng dịch vụ và quy mô hoạt động, từ đó góp phần nâng cao chất lượng, làm lành mạnh hóa và nâng cao tính công khai, minh bạch của các hoạt động kinh tế, tài chính của tất cả các đơn vị, tổ chức trong nền kinh tế - xã hội. Các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực KTKT trong nước đã khẳng định được vai trò, vị trí và nỗ lực hoạt động theo định hướng trở thành tổ chức tự quản.
PGS. TS Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội Kế toán, kiểm toán Việt Nam khẳng định, Việt Nam đã phát triển hệ thống KTKT với mục tiêu: thiết lập và phát triển hệ thống KTKT của Việt Nam trong một khuôn khổ pháp lý và trình độ nghiệp vụ chuyên môn đạt được phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước, tiếp cận và hòa nhập với các nước trên thế giới và trong khu vực; từng bước tạo cở sở pháp lý cho việc công nhận của quốc tế đối với hệ thống kế toán Việt Nam.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Kế toán, kiểm toán
Theo ông Hồ Sỹ Liên, thị trường dịch vụ KTKT hình thành và phát triển như một tất yếu khách quan, phù hợp với nền kinh tế thị trường mở cửa và hợp tác quốc tế toàn diện. Tuy nhiên, để phát triển thị trường dịch vụ KTKT theo đúng quỹ đạo thì trước hết cần có một hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất. Bởi thực tế, hiện các văn bản pháp lý về chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và chính sách thuế còn nhiều điểm khác biệt, dẫn đến còn nhiều rủi ro kế toán trong việc vận dụng khung pháp lý.
TS. Vũ Đức Chính cho rằng, trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, đồng thời bám sát chủ trương đường lối của Đảng, của Nhà nước, thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng,... cũng như nắm bắt kịp thời tư tưởng chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ Tài chính, Cục Quản lý giám sát kế toán kiểm toán sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về KTKT như: Xây dựng chế độ kế toán cho các lĩnh vực đặc thù; trình Bộ Tài chính ban hành thông tư công bố bản dịch và hướng dẫn thể thức áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam theo lộ trình của đề án áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế vào Việt Nam; xây dựng và ban hành các nghị định, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, đảm bảo cụ thể hóa để tổ chức triển khai đúng quy định của các luật. Ban hành các văn bản phù hợp để công bố áp dụng các chuẩn mực BCTC quốc tế; ban hành chuẩn mực BCTC, chuẩn mực kế toán công, chuẩn mực kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ của Việt Nam.
TS. Vũ Đức Chính cho biết, đơn vị sẽ ban hành các nguyên tắc, quy định để phục vụ thị trường tài chính, chứng khoán và các dịch vụ khác phục vụ việc công bố BCTC theo chuẩn mực BCTC quốc tế đối với các công ty niêm yết và các công ty có lợi ích công chúng khác; quản lý hành nghề, điều kiện kinh doanh trong khuôn khổ pháp lý đồng bộ và phù hợp. Tính đến tháng 12/2020, cả nước có 204 doanh nghiệp kiểm toán, trong đó có 10 doanh nghiệp kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài và 194 công ty 100% vốn trong nước. Việt Nam mới có 135 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán và 386 cá nhân được cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. |
Đức Minh |