【số liệu thống kê về tottenham gặp man city】Doanh nghiệp ngành gỗ còn dè dặt trong chuyển đổi số
时间:2025-01-26 05:24:29 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
Tăng tốc kinh doanh nhờ hạ tầng số | |
Chuyển đổi số là “chìa khoá” phát triển nông nghiệp bền vững |
Toản cảnh hội thảo |
4 khoảng cách trong chuyển đổi số
Công bố Báo cáo đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam tại hội thảo trực tuyến “Chuyển đổi số của doanh nghiệp ngành gỗ: Thực trạng, mức độ sẵn sàng và giải pháp” ngày 15/12/2021, ông Armit Sharma, Trưởng nhóm chuyên gia nghiên cứu mức độ sẵn sàng chuyển đổi số ngành gỗ Việt Nam cho biết: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu là 5 thị trường quan trọng nhất của ngành gỗ Việt Nam, chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường rất lớn đối với ngành gỗ Việt Nam.
Gỗ và sản phẩm gỗ là một trong số nhóm mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng cả về sản lượng và trị giá trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, về lâu dài, ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ khó tránh khỏi, ngành gỗ phải tìm hướng đi mới.
Sự lây lan nhanh chóng của Covid-19 đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, tạo áp lực, thách thức buộc các doanh nghiệp phải đổi mới và cải tiến ở tất cả các khâu từ thiết kế, sản xuất đến thương mại, trong đó số hóa là yếu tố then chốt.
Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) đánh giá, đến nay chuyển đổi số ngành gỗ chưa thực sự tích cực, có điều gì đó dè dặt trong các doanh nghiệp. So với các nước đang phát triển như Đức, Trung Quốc, Ba Lan, Việt Nam vẫn đang ở phía sau khá nhiều.
“Trong bản đồ xuất khẩu gỗ thế giới, ngành gỗ Việt có vị trí tương đối nhưng sự đóng góp của chuyển đổi số, công nghệ cao vào kết quả này chưa nhiều, chưa làm thay đổi cục diện của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam”, ông Phương nói.
Về cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đại diện Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025.
Bộ cũng đã tiến hành nghiên cứu khảo sát nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy có 4 khoảng cách trong chuyển đổi số của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ nhất là, doanh nghiệp có khoảng cách về năng lực triển khai chuyển đổi số, ví dụ như xây dựng kế hoạch, lộ trình chuyển đổi số…
Thứ hai là, khoảng cách thị trường, thông tin về giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Hiện nay, có nhiều giải pháp công nghệ, đa dạng nhà cung cấp chuyển đổi số trong và ngoài nước. Để doanh nghiệp xác định đâu là giải pháp chuyển đổi số phù hợp khá nan giải.
Thứ ba là, khoảng cách về tài chính triển khai các giải pháp chuyển đổi số. Chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để chuyển đổi số khá nhiều, ví dụ chi phí cho công nghệ, tổ chức, bổ sung lại nguồn nhân lực…
Thứ tư là, khoảng cách về thể chế, chính sách. Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số quốc gia. Chính phủ đang rất nỗ lực chuyển đổi số. Hoạt động của doanh nghiệp phải gắn với hạ tầng nền kinh tế số nói chung.
“Qua gần 1 năm triển khai, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số đã bước đầu thu hẹp khoảng cách, năng lực cho các doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp khi sử dụng tư vấn, thuê, mua giải pháp chuyển đổi số. Chính phủ đang triển khai để khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh hơn, hiệu quả hơn”, đại diện Cục Phát triển doanh nghiệp nói.
Hỗ trợ ưu tiên đúng chỗ, đúng lúc
Là một trong những doanh nghiệp khá tiên phong trong chuyển đổi số, ông Nguyễn Hoài Bảo, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Scansia Pacific cho biết, ngoài hoạt động tại kho bãi, hiện nay doanh nghiệp đang số hóa các phòng ban khác.
Đến nay, chuyển đổi số ngành gỗ chưa thực sự tích cực. Ảnh: N.Thanh |
Sản xuất gỗ có không ít thử thách về công nghệ, nguyên vật liệu nhiều, cần kiểm soát đồng bộ hóa cao. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp kiểm soát sự đồng bộ nhanh chóng, chính xác, đồng thời kiểm soát chi phí trong sản xuất.
Một số ý kiến cho rằng, nhận thức không rõ ràng về khái niệm chuyển đổi số là một trong những nguyên nhân mấu chốt dẫn tới thất bại của quá trình chuyển đổi số. Nhiều doanh nghiệp nghi ngại chuyển đổi số vì áp lực chi phí lớn, chưa biết bắt đầu từ đâu.
Chia sẻ kinh nghiệm cụ thể của doanh nghiệp, ông Nguyễn Trọng Hiếu, Tổng giám đốc Công ty gỗ Trường Thành nêu rõ, trên thị trường hiện nay có nhiều doanh nghiệp, nhiều đơn vị tư vấn về chuyển đổi số. “Doanh nghiệp nên đi nghe nhiều, hỏi nhiều, xin một số lời khuyên, từ đó có lựa chọn riêng phù hợp cho mình, bởi không có đáp án nào chung cho mọi doanh nghiệp”.
Theo đại diện Cục Phát triển doanh nghiệp, trong năm 2022, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số sẽ mở rộng ở những ngành hàng cụ thể thay vì chỉ xây dựng chương trình chung cho doanh nghiệp. “Hy vọng có thể hỗ trợ doanh nghiệp thành công điển hình trong một số ngành, từ đó lan tỏa sang các ngành khác”,
Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên đánh giá, các khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số phải mang tính ưu tiên đúng chỗ, đúng lúc, tránh hỗ trợ cào bằng cho tất cả; hỗ trợ cách làm và cách chia nguồn lực hỗ trợ phù hợp.
上一篇: National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
下一篇: Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
猜你喜欢
- Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- Dân Việt chi hơn 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô đầu năm 2019
- “Bom tấn” Innova 2016 chính thức xuất hiện tại Việt Nam
- Audi Q5 đạt mốc 1 triệu chiếc sản xuất tại Ingolstadt (Đức)
- Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- Nghệ An: Bóc trần hàng loạt ô tô dùng biển số giả để lưu thông
- Ngắm xe Bugatti Veyron chịu phí trước bạ gần 8 tỷ đắt nhất Việt Nam
- Siêu xe đắt nhất thế giới về tay Cristiano Ronaldo?
- Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G