【tỷ số bóng đá u19 hôm nay】Âu lo đầu tư FDI “núp bóng" trong ngành gỗ

Tổng vốn FDI vào Ấn Độ liên tục tăng,ÂulođầutưFDInúpbóngquottrongngànhgỗtỷ số bóng đá u19 hôm nay đột phá trong 2020
Đầu tư FDI vào bất động sản đang sụt giảm vị trí
Luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý trong hoạt động đầu tư FDI
Mỗi tháng ngành gỗ thu về trên 1 tỷ USD xuất khẩu
Kiểm soát chặt gian lận thương mại là "sống còn" với ngành gỗ
Âu lo đầu tư FDI “núp bóng
Ngành chế biến gỗ chấp nhận cạnh tranh nhưng phải có sự thu hút FDI chọn lọc với công nghệ tương đối mới. Ảnh: Nguyễn Thanh

Quy mô vốn nhỏ, liên kết lỏng

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 10/2020, cả nước có trên 4.500 DN hoạt động trong ngành chế biến gỗ, lâm sản; trong đó có 826 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 5,62 tỷ USD, chiếm gần 1,5% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước và chiếm 2,5% tổng vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Nhìn chung quy mô vốn trung bình của các dự án FDI trong lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản không cao, khoảng 6,8 triệu USD/dự án, thấp hơn quy mô dự án FDI bình quân của lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo là 14,9 triệu USD/dự án.

Năm 2019, đã có 68 dự án FDI mới đăng ký đầu tư vào lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản, tăng 38,8% so với số dự án của năm 2018. Tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt hơn 400 triệu USD, tăng gần 72,5% so với năm 2018. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong 10 tháng năm 2020, cả nước chỉ thu hút được 20 dự án FDI thuộc lĩnh vực này, với tổng vốn đầu tư đạt 82,9 triệu USD.

Trong nước, ngày càng có nhiều địa phương nhận được các dự án FDI đầu tư trong ngành chế biến gỗ, lâm sản. Đến hết tháng 10/2020, đã có 45 tỉnh, thành phố hiện đang có dự án FDI lĩnh vực này. Phần lớn dự án đều tập trung tại vùng Đông Nam Bộ với 78% số dự án và 76,8% vốn đầu tư.

Đến nay, đã có 45 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến gỗ, lâm sản, chủ yếu là quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á. Tuy nhiên, riêng 5 đối tác là Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hồng Kông đã chiếm 68,4% số dự án và 56,8% tổng vốn đầu tư vào ngành này.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, các DN FDI hiện đóng vai trò quan trọng trong XK (dù số lượng chỉ chiếm chưa tới 20% số DN nhưng giá trị XK chiếm gần một nửa kim ngạch XK hàng năm của ngành). Tuy nhiên, liên kết giữa các khối DN FDI với các DN nội địa còn yếu.

Nhìn nhận về đầu tư FDI trong ngành gỗ, từ góc độ DN cụ thể tại địa phương, ông Nguyễn Liêm, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương cho hay: Bình Dương là “thủ phủ” XK đồ gỗ, chiếm tỷ trọng trên dưới 50% XK gỗ cả nước. DN gỗ lớn khá nhiều, trong đó có cả DN FDI và DN gỗ Việt Nam. Thông thường, hàng năm DN gỗ của tỉnh tăng trưởng khoảng 12-15%. Năm nay, DN cố gắng đẩy mạnh XK, mở rộng nhà xưởng, mức tăng trưởng dự kiến đạt khoảng 18-20%. Tuy nhiên, hiện tại Bình Dương, nhiều DN nước ngoài, nhất là DN Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) đã dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam, gây ra cạnh tranh với DN nội địa. Hiện, chi phí mặt bằng đã tăng từ 1,5-2 USD/m2 lên mức 3 USD/m2. Giá đất cũng tăng khoảng 2,5-3 lần, khiến cho DN nội địa rất khó mở rộng địa bàn sản xuất.

Lo ngại đầu tư "núp bóng"

Trong thu hút FDI vào ngành gỗ, một trong những điểm lo lắng nổi cộm hiện nay là nảy sinh đầu tư "chui", đầu tư "núp bóng". Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích, việc Mỹ áp thuế từ 10 - 25% với sản phẩm gỗ từ Trung Quốc NK vào Mỹ khiến một số DN gỗ Trung Quốc tìm cách chuyển dịch đầu tư sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Điều này đang đặt ngành gỗ Việt đối mặt với những rủi ro về thị trường, cụ thể nguy cơ gian lận thương mại về xuất xứ sản phẩm ngày càng gia tăng ảnh hưởng tới uy tín của sản phẩm trên thị trường thế giới.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đánh giá, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung một mặt tạo ra cơ hội vàng cho các DN Việt nhằm thay thế các mặt hàng gỗ của Trung Quốc tại Mỹ. Mặt khác cũng làm phát sinh ra các rủi ro về gian lận thương mại, lẩn tránh xuất xứ, đầu tư "núp bóng" từ một số DN Trung Quốc hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Chính phủ Mỹ đang điều tra chống lẩn tránh thuế, chống bán phá giá đối với mặt hàng gỗ dán từ Việt Nam là một trong những kết quả rõ nét nhất về tác động tiêu cực của rủi ro này đối với ngành gỗ Việt.

Từ phân tích trên, Chủ tịch Đỗ Xuân Lập kiến nghị Chính phủ kiểm soát chặt chẽ gian lận thương mại, bao gồm cả các dự án FDI, đặc biệt là các dự án có quy mô nhỏ, công nghệ giản đơn, sản xuất các mặt hàng có tín hiệu gian lận, có nguồn vốn từ Trung Quốc, giảm thâm hụt thương mại trong các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và Mỹ.

"Chúng tôi đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND các tỉnh, thành phố, đặc biệt với các tỉnh miền Đông Nam Bộ nơi có sự hiện diện lớn của các DN FDI kiểm tra chặt chẽ khâu đầu tư FDI. Tập trung vào các dự án đầu tư theo nhóm sản phẩm có rủi ro cao về gian lận thương mại của ngành gỗ (những mặt hàng bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá). Hiện tại đang có làn sóng đầu tư đặc biệt với nguồn vốn từ Trung Quốc vào các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước. Chúng tôi kiến nghị việc cấp phép đầu tư nên được xem xét kỹ, ưu tiên sử dụng công nghệ cao theo tinh thần của Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao chất lượng đầu tư FDI. Công nghệ trong các dự án đầu tư mới vào ngành gỗ cần được Hội đồng tư vấn của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thẩm định", ông Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh.

Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Liêm bày tỏ quan điểm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có bộ lọc về nguồn vốn, quy mô đầu tư của các dự án FDI. Ngành chế biến gỗ chấp nhận cạnh tranh nhưng phải có sự thu hút FDI chọn lọc với công nghệ tương đối mới.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu rõ, một trong những giải pháp thời gian tới là nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để ngăn chặn, xử lý gian lận xuất xứ, gian lận thương mại; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý địa phương để kiểm tra và giám sát hiện tượng đầu tư để kiểm soát đầu tư các dự án FDI hiệu quả...

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
下一篇:Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024