当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【m.bongdaso.vn】Mở rộng thị phần giày dép tại Canada cách nào hiệu quả?

Giày dép đứng đầu về tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA

Trong khối thị trường thuộc Hiệp định Đối Tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP),ởrộngthịphầngiàydéptạiCanadacáchnàohiệuquảm.bongdaso.vn Canada là thị trường xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng kim ngạch lớn của mặt hàng giày dép Việt Nam. Theo phân tích của TS. Trần Thu Quỳnh- Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Canada, sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường này đạt 12%, chiếm 25% thị phần.

Về từng mặt hàng cụ thể, so với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam có thế mạnh đối với sản phẩm mã HS 6406 (giày dép có đế cao su và mũi giày bằng vải tổng hợp) hiện chiếm 37% thị phần; mã HS 6403 (giày dép đế cao su mũi da) chiếm 23% thị phần; mã HS 6402 (giày dép đế và mũi cao su hoặc plastic) cũng là một mặt hàng có triển vọng tăng trưởng khá tốt, chiếm 17% thị phần…

Dự kiến năm 2022, lần đầu tiên xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam vào thị trường Canada sẽ vượt mức 700 triệu USD, nghĩa là tăng gấp 3,5 lần so với cách đây 10 năm và gần 1,5 lần so với trước khi có Hiệp định CPTPP. TS. Trần Thu Quỳnh nhận định: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch và thị phần da giày của Việt Nam tại Canada cho thấy hiệu ứng tích cực của hiệp định mang lại.

Tuy nhiên, để tốc độ tăng trưởng kim ngạch vào thị trường này bền vững và để mở rộng hơn nữa thị phần, các doanh nghiệp Việt Nam cần sớm chuyển đổi phương thức kinh doanh theo hướng xây dựng thương hiệu riêng.

Mở rộng thị phần giày dép tại Canada cách nào hiệu quả?
Giày dép Việt còn dư địa mở rộng thị phần tại Canada

Phân tích đối thủ cạnh tranh trên thị trường Canada cùng phân khúc như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh cho thấy, Việt Nam khá yếu về chuỗi cung ứng hoàn chỉnh cho ngành da giày. Chiến lược gia tăng kim ngạch dựa vào các đơn hàng gia công và dựa vào phân khúc thị trường trung cấp là khó khả thi bởi doanh nghiệp Việt Nam không có nhiều lợi thế cạnh tranh.

Tương tự ở phân khúc cao cấp, da giày Việt Nam khó có năng lực vượt qua các đối thủ như Italia, Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha, Đức… do đây là những nước có truyền thống thuộc da và có công nghiệp phụ trợ để thực hiện các mặt hàng cao cấp.

Trước hiện trạng trên, TS. Trần Thu Quỳnh khuyến nghị: Tại thị trường Canada, ngành da giày Việt Nam cần hướng vào phân khúc thu nhập trung bình thấp của giới trẻ và đây vẫn còn là thị trường ngách nhiều tiềm năng, có biên độ lợi nhuận cao.

Doanh nghiệp tích cực tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế để có cơ hội làm việc trực tiếp với các nhà mua buôn, tìm kiếm đơn hàng gia công, mở rộng khả năng tham gia vào các phân khúc giày dép thời trang, giày dép đi biển, giày dép trẻ em và giày dép trong nhà…

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tính đến chuyên môn hoá vào các loại giày dép đặc chủng, giày dép bảo hộ, giày đồng phục công nghiệp để có thị trường và thương hiệu riêng uy tín, tránh phụ thuộc vào các đơn hàng gia công và các điều kiện của đối tác.

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Canada cũng thông tin: Dự báo các mặt hàng giày dép được tiêu dùng nhiều trong thời gian tới tiếp tục là giày thể thao, dép ở nhà và giày thời trang giá rẻ. Người tiêu dùng Canada quan tâm nhiều đến các chứng chỉ xác nhận quy trình sản xuất xanh, bền vững và công bằng của doanh nghiệp, quan tâm đến sản phẩm dán nhãn Eco, chứng nhận vật liệu và khả năng tái chế của sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp da giày Việt Nam cần tích cực chuẩn hoá, đổi mới quy trình sản xuất, đồng thời cần chuẩn bị cả theo hướng tự động hoá, giảm hàm lượng nhân công trong sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Về quy định liên quan đến sản phẩm giày dép của Canada, luật điều chỉnh chủ yếu là Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng để đảm bảo người tiêu dùng không mua phải các sản phẩm không an toàn hoặc nguy hại cho sức khoẻ. Đối với sản phẩm giày dép, cần lưu ý thêm quy định về quảng cáo và dán nhãn hàng hoá, chủ yếu là các nhãn hướng dẫn sử dụng.

Cơ quan các vấn đề tiêu dùng và Cơ quan cạnh tranh Canada giám sát việc sử dụng nhãn Eco-label. Khi xuất khẩu sang Canada, nhà nhập khẩu/nhà bán lẻ sẽ yêu cầu được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến sản phẩm. Trên sản phẩm khi bán còn phải có đầy đủ thông tin của nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ…

分享到: