【số liệu thống kê về hoffenheim gặp leverkusen】Giảm thiểu tham nhũng trong kinh doanh thông qua kiểm soát nội bộ
Đó là chia sẻ của bà Đỗ Thúy Vân,ảmthiểuthamnhũngtrongkinhdoanhthôngquakiểmsoátnộibộsố liệu thống kê về hoffenheim gặp leverkusen cán bộ phụ trách dự án thuộc Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) khi nói về vai trò của việc thực hiện áp dụng hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp để doanh nghiệp phát triển và phát triển bền vững trong Khóa đào tạo “Hướng dẫn áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với UNDP Việt Nam và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội tổ chức sáng 17/6, tại TP. Đà Nẵng.
Doanh nghiệp EU không chấp nhận các khoản chi phí không chính thức và sẽ không hợp tác với các đối tác có xảy ra tham nhũng. Ảnh minh họa, nguồn Internet |
Chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị công ty thông qua phổ biến cách tiếp cận thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đầy đủ yêu cầu quy định của Luật Phòng, Chống tham nhũng (2018).
Các điểm chính của hệ thống kiểm soát nội bộ mà doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện được chuyên gia UNDP điểm qua như có hệ thống giám sát trong nội bộ, hệ thống cung cấp thông tin minh bạch, hệ thống truyền thông, hệ thống giám sát tài chính.... Điều quan trọng là hoạt động gồm giám sát, cung cấp thông tin, báo cáo hành vi tham nhũng phải minh bạch – đó là yếu tố then chốt để đảm bảo việc kiểm soát nội bộ có hiệu quả.
Từ cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử, các lãnh đạo doanh nghiệp sẽ nhận biết được những thiếu sót, lỗ hổng trong hệ thống tổ chức để từ đó đưa ra các biện pháp kịp thời điều chỉnh, phòng ngừa rủi ro, đồng thời giúp nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản trị phù hợp và góp phần xây dựng uy tín, thương hiệu cho doanh nghiệp.
Bà Đinh Thị Bích Xuân - Phó Giám đốc Văn phòng Phát triển bền vững, VCCI - cho rằng: “Để triển khai thành công cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp, sự cam kết, quyết tâm cao của ban lãnh đạo doanh nghiệp cùng với sự tham gia tích cực của các cấp quản lý, cán bộ chuyên trách và toàn thể cán bộ nhân viên là yếu tố then chốt”.
Chuyên gia UNDP Đỗ Thúy Vân khuyến nghị doanh nghiệp xây dựng và thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ để tăng sức cạnh tranh trong "sân chơi" EVFTA |
Chia sẻ với các doanh nghiệp tham gia chương trình, bà Đỗ Thúy Vân - Chuyên gia UNDP - cho biết, khảo sát của UNDP cho thấy trở ngại lớn nhất của doanh nghiệp trong kinh doanh chính là tham nhũng. Tham nhũng gây gia tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm biến dạng môi trường kinh doanh,…. Tại Việt Nam, Luật Tham nhũng đã được Quốc hội thông qua và thực hiện nghiêm túc trong nhiều năm qua, tuy nhiên, theo kết quả khảo sát tại Chương trình chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2019 (PCI 2019), vẫn có hơn 50% doanh nghiệp cho biết phải chi những chi phí không chính thức để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
“Trong mục tiêu 16 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững giai đoạn 2015-2030 có mục tiêu “Giảm đáng kể tham nhũng và hối lộ dưới mọi hình thức”. UNDP thời gian qua đã có nhiều nỗ lực thực hiện nhiều hoạt động để gia tăng việc kinh doanh liêm chính cho doanh nghiệp”, bà Thúy Vân cho hay.
Ở góc nhìn của một chuyên gia dự án UNDP, bà Thúy Vân nhận định, việc Quốc hội Việt Nam thông qua EVFTA, mở ra cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp Việt. “Cũng chính vì thế việc xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp để đảm bảo quản trị công ty minh bạch càng cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi khi chúng ta bước vào sân chơi chung với EU thì các doanh nghiệp Việt Nam phải đạt chuẩn doanh nghiệp quốc tế trong việc quản trị công ty theo nguyên tắc minh bạch”, bà Thúy Vân nhấn mạnh.
Theo bà Thúy Vân, việc tuân thủ cơ chế kiểm soát nội bộ cũng như quản trị công ty minh bạch đảm bảo cho công ty có rất nhiều lợi ích. Ví dụ như tăng uy tín của công ty cả trong nước và trên thị trường quốc tế; tăng sức cạnh tranh, tăng sức chống chịu của doanh nghiệp; công ty có sự tin tưởng của khách hàng cũng như nhân viên của công ty; được sự tin tưởng của các công ty quốc tế. “Doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp tại Liên minh châu Âu (EU) rất coi trọng việc quản trị công ty minh bạch, họ không bao giờ chấp nhận có tham nhũng xảy ra trong công ty cũng như phải trả những chi phí không chính thức như một số trường hợp tại Việt Nam hiện nay. Họ cũng sẽ không bao giờ chấp nhận hợp tác với doanh nghiệp có xảy ra tham nhũng”, bà Thúy Vân nói thêm.
Chuyên gia UNDP khuyến nghị các doanh nghiệp, việc nâng tầm doanh nghiệp Việt Nam ở mức liêm chính sẽ làm cho các doanh nghiệp châu Âu tin tưởng và sẽ tìm tới xúc tiến hợp tác, nó cũng bao gồm việc doanh nghiệp Việt có thể có cơ hội lớn hơn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, sẽ được nhiều lợi ích kinh tế hơn, mà lợi ích đó rất bền vững chứ không phải chỉ lợi ích trước mắt. “Những lợi ích mà doanh nghiệp có được từ việc thực hiện và xây dựng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp là lớn hơn và bền vững hơn rất nhiều so với các lợi ích trước mắt họ có thể có được do chấp nhận chi trả các khoản phí không chính thức”, bà Thúy Vân khẳng định.
Khóa đào tạo thu hút sự quan tâm tham gia của nhiều doanh nghiệp đến từ nhiều tỉnh, thành miền Trung |
Được biết, khóa đào tạo là một hoạt động thuộc “Sáng kiến liêm chính giữa doanh nghiệp và Chính phủ - GBII” do VCCI thực hiện trong khuôn khổ Dự án vùng “Thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng ở ASEAN” của UNDP do Quỹ Thịnh vượng Vương quốc Anh tài trợ, nhằm hỗ trợ xây dựng cơ chế minh bạch trong cả khu vực công và khu vực tư, tăng cường nhà nước pháp quyền và phòng chống tham nhũng và xây dựng các điển hình doanh nghiệp có trách nhiệm.