Đồ thị thông tin dưới đây xếp hạng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại các nền kinh tế G20,ếthunhậpdoanhnghiệptạicácnướsassuolo – monza dựa trên dữ liệu của Trading Economics vào tháng 6/2024. Đồ thị không bao gồm dữ liệu của Liên minh châu Âu (EU).
Giữa cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1999, đại diện của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã quyết định ngồi lại với nhau để cùng nhau điều phối chính sách thương mại. G20 ra đời từ đây.
G20 là nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới, gồm Argentina, Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Như vậy, G20 gồm toàn bộ thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7): Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Italy.
Các nước G20 chiếm hơn 85% nền kinh tế thế giới và có hành động chính sách thống nhất với các diễn biến trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, khối này gồm các nền kinh tế với chính sách đa dạng và khác biệt, đặc biệt là chính sách dành cho doanh nghiệp.
Theo đó, Argentina và Ấn Độ là hai quốc gia có thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất trong nhóm G20, ở mức 35%. Tuy nhiên, cả hai nước này áp dụng thang thuế lũy tiến, do đó thuế suất 35% chỉ áp dụng cho một nhóm doanh nghiệp nhất định. Với doanh nghiệp nước ngoài có “cơ sở kinh doanh cố định” (cơ sở thường trú) tại Ấn Độ, mức thuế suất áp dụng trên là 40%.
Đáng chú ý, các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS có thuế doanh nghiệp trải đều từ cao nhất (Ấn Độ, Brazil), trung bình (Nam Phi, Trung Quốc) và thấp nhất (Nga).
Trong khi đó, hầu hết các nước G7 có thuế suất ở khoảng giữa (24 - 30%). Hai trường hợp ngoại lệ là Nhật Bản (31%) và Mỹ (21%).
Trên thực tế, Mỹ là nước có thuế thu nhập doanh nghiệp thấp thứ 3 trong G20, sau Saudi Arabia và Nga (20%). Tuy nhiên, trước khi cựu Tổng thống Donald Trump giảm thuế về mức này vào năm 2018, thuế thu nhập doanh nghiệp tại Mỹ là 35%./.