【tỷ số cerezo osaka】Kỳ thi THPT quốc gia 2016: Cách tổ chức mới sẽ giảm áp lực cho Thủ đô

  发布时间:2025-01-25 05:09:40   作者:玩站小弟   我要评论
Việc phân chia cụm thi giảm áp lực cho Hà Nội trong việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: TLV tỷ số cerezo osaka。

thi thpt

Việc phân chia cụm thi giảm áp lực cho Hà Nội trong việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: TL

Với việc tổ chức cụm thi như vậy,ỳthiTHPTquốcgiaCáchtổchứcmớisẽgiảmáplựcchoThủđôtỷ số cerezo osaka Hà Nội vốn được đánh giá là thành phố tập trung nhiều thí sinh về thi cũng giảm được nhiều áp lực về khâu chuẩn bị cơ sở vật chất, an ninh… trong khâu tổ chức thi.

Số lượng thí sinh dự thi tại Hà Nội sẽ giảm gần một nửa so với 2015

Theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), kỳ thi THPT quốc gia 2016, tại Hà Nội sẽ có 5 cụm thi do trường ĐH chủ trì và 1 cụm thi địa phương do Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức.

Theo đó, số thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2016 giảm gần 1/2 so với năm ngoái, nên những công tác chuẩn bị cho kỳ thi được diễn ra nghiêm túc, an toàn cũng không còn gặp nhiều vất vả như năm 2015.

Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, năm nay, Bộ GD&ĐT có một số thay đổi về Quy chế thi THPT quốc gia. Theo đó, học sinh ở địa phương nào sẽ thi ở địa phương đó. Như vậy, nếu năm 2015, tại Hà Nội có hơn 111.000 thí sinh tham dự thi THPT quốc gia thì năm nay, có khoảng 63.000 thí sinh, giảm gần 1/2 so với năm 2015.

Vì vậy, áp lực về tăng cường cán bộ, giáo viên THPT, giảng viên các trường đại học, cao đẳng coi thi hoàn toàn không có. Ngoài ra, áp lực về bố trí sở vật chất, đội ngũ cán bộ coi thi, thuê nhà ở cho thí sinh, lực lượng tham gia giải tỏa ùn tắc giao thông… sẽ giảm bớt.

“Tuy vậy, để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia được diễn ra nghiêm túc và an toàn, Sở GD&ĐT Hà Nội cùng với tất cả thành viên trong ban tổ chức đã tiến hành triển khai các công đoạn như: Phân luồng giao thông, bố trí lực lượng an ninh…”, ông Đại nhấn mạnh.

Đồng thời, Sở GD& ĐT Hà Nội đã hướng dẫn các trường THPT thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thi của thí sinh từ ngày 1/4 đến 30/4. Trong tháng 4, Sở sẽ công bố công khai tất cả các quy chế thi THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng cho các trường THPT. Tiếp theo, các trường sẽ bố trí thời gian để phổ biến các quy chế cho tất cả học sinh để các em viết phiếu đăng ký và ghi nguyện vọng, chọn môn thi.

Sau đó, trường THPT và Sở GD& ĐT Hà Nội sẽ niêm yết công khai danh sách, thông tin, yêu cầu, nguyện vọng của thí sinh để các em kiểm tra lại cho chính xác. Từ đó, Sở sẽ chuyển hồ sơ về các trường đại học, cao đẳng để tiến hành tổ chức kỳ thi.

Được biết, hiện nhiều trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội đang thực hiện công tác hướng dẫn cho học sinh lớp 12 làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia để tránh những tình trạng sai sót của thí sinh như năm 2015.

Tổ chức 2 hình thức cụm thi tại các địa phương

Xung quanh việc Bộ GD&ĐT thực hiện tổ chức 2 hình thức cụm thi tại các địa phương vẫn còn nhiều ý kiến lo ngại về sự đảm bảo công bằng giữa cụm thi do trường đại học chủ trì và cụm thi do các sở GD&ĐT chủ trì.

Về vấn đề này, ông Kiều Xuân Thực, Trưởng Phòng Đào tạo trường Đại học Công nghiệp Hà Nội lo ngại: “So với năm 2015 cụm thi được mở rộng hơn nên chúng tôi cũng có chút băn khoăn làm sao đảm bảo cụm thi dàn trải lên tất cả các tỉnh/thành phố. Đồng thời, cụm thi dàn trải như vậy công tác coi thi, chấm thi đảm bảo nghiêm túc như nhau là rất khó”.

Tuy nhiên, ông Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng trường THPT Wellsring (Long Biên- Hà Nội) cho rằng, “xã hội nên tin tưởng vào những người làm nhiệm vụ coi thi. Bởi từ trước đến nay, giáo viên THPT vẫn đảm bảo công tác coi thi nghiêm túc. Còn nếu e ngại các thầy cô trường THPT thương học trò coi thi lỏng lẻo mà không huy động tham gia vào công tác coi thi, chấm thi thì hơi lãng phí”.

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Tu Tập, trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội) cũng nhận định, giáo viên THPT tham gia công tác coi thi, chấm thi thực hiện đúng quy chế sẽ đảm bảo công bằng.

“Theo tôi không chỉ có cán bộ các trường đại học mới có thể làm công tác coi thi. Để đảm bảo công bằng giữa các cụm thi, giữa các thí sinh quan trọng nhất là tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ giám thị, lãnh đạo ở các điểm thi”, ông Tập nhận định.

Đứng ở góc độ là đơn vị chủ trì cụm thi địa phương, ông Phạm Văn Đại cho biết, các giáo viên, giảng viên được giao nhiệm vụ coi thi, chấm thi phải làm việc với trách nhiệm cao. Đối với cụm thi ở địa phương, sẽ có giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng đến coi thi cùng với giáo viên các trường THPT nên sẽ không có chuyện không công bằng trong việc coi thi, chấm thi ở cụm thi, ở địa phương tổ chức với cụm thi do các trường đại học, cao đẳng chủ trì.

Theo ông Đại, các giáo viên THPT tham gia chấm bài thi THPT quốc gia là đúng chuyên ngành, đúng môn giảng dạy nên họ nắm thực tiễn học sinh học tập ở trên lớp một cách rõ ràng nhất. Họ có kiến thức từng môn học một cách rất tốt nên việc chấm thi sẽ dễ dàng hơn là một số giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng giảng dạy tổng hợp một số chuyên ngành khoa học cơ bản.

Bộ GD&ĐT đã có barem điểm số trong việc chấm thi. Khi có sự chênh lệch đến 0,5 điểm thì các cặp chấm thi sẽ phải đối chất với nhau. Khi đối chất thì cán bộ chấm thi sẽ tìm ra sự đúng sai trong bài làm của thí sinh. Nên khi tham gia chấm thi cán bộ chấm sai sẽ bị hội đồng chấm thi đánh giá về trình độ, năng lực nên họ phải có trách nhiệm, sự cẩn trọng trong việc chấm bài của thí sinh. /.

Hồng Quyên

相关文章

最新评论