Tấn công mạng gây ảnh hưởng khoảng 50 triệu tài khoản Facebook | |
Gia tăng tấn công mạng vào các cơ quan, tổ chức | |
Tội phạm tấn công mạng ngày càng nghiêm trọng |
Hàng trăm chuyên gia về công nghệ thông tin, an ninh thông tin tham gia sự kiện Cyber Security 2019. Ảnh:N.H |
Diễn đàn do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Vietnam) phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng (Ban Cơ yếu Chính phủ) và Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức. Sự kiến thu hút sự tham dự của 600 lượt khách là các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo công nghệ thông tin và an ninh thông tin của cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng, công ty tài chính, dịch vụ trực tuyến và thương mại điện tử.
Đại tá Trần Đức Sự cho biết, các cuôc tấn công mạng ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đe doạ đến trật tự an toàn xã hội, sự ổn định chính trị an ninh quốc gia. Theo báo cáo của Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng, trung bình hàng năm phát hiện hàng trăm nghìn cuộc tấn công nguy hiểm nhằm vào hệ thống mạng công nghệ thông tin của các cơ quan trọng yếu, Đảng, Nhà nước. Tỉnh dến tháng 10/2019 đã ghi nhận hơn 1 triệu cuộc tấn công với nhiều hình thức tinh vi, đa dạng, tăng hơn 30% so với năm 2018.
Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục an toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng thông tin, bình quân mỗi ngày có khoảng gần 100.000 địa chỉ IP của Việt Nam truy vấn hoặc kết nối đến các mạng máy tính ma. Theo đó, số lượng mã độc nguy hiểm tiếp tục gia tăng, nhiều loại mã độc có khả năng qua mặt các phần mềm chống virus hiện .
Trong khi đó, kết quả khảo sát của Cục an toàn thông tin về mức độ an toàn thông tin tại các cơ quan, tổ chức Việt Nam lại cho thấy, hầu hết các cơ quan lúng túng, chậm xử lý khi bị tấn công mạng. Cụ thể, chỉ có 49,4% cơ quan có bộ phận chịu trách nhiệm về an toàn thông tin và chỉ có 9,2 % có hệ thống giám sát an toàn thông tin. Đặc biệt, chỉ có 25% cơ quan có khả năng ghi nhận tấn công mạng. Tỷ lệ cơ quan có quy trình thao tác chuẩn để ứng phó khi xảy ra sự cố cũng ở mức thấp, đạt chưa tới 36%.
Cũng theo khảo sát này, có gần 49% cơ quan tự đánh giá là quá thiếu kinh phí cho an toàn thông tin; 30% cơ quan cho rằng lãnh đạo chưa quan tâm đến vấn đề an toàn thông tin…
Ông Sự dự báo, tình hình an toàn, an ninh mạng trong thời gian tới sẽ có nhiều biến động khó lường với nhiều nguy cơ mất an toàn thông tin như tấn công mạng, đặc biệt là tấn công lây nhiễm mã độc sử dụng trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó là nguy cơ tấn công mạng vào các hệ thống thương mại điện tử, tài chính, ngân hàng… với mục tiêu tống tiền, đánh cắp dữ liệu, thông tin của các tổ chức, cá nhân, tấn công vào các hạ tầng, thiết bị IoT, đô thị thông minh. Đồng thời lợi dụng các hạ tầng, thiết bị này để tấn công mạng có chủ đích vào các cơ quan Đảng, Nhà nước nhằm lấy cắp các thông tin bí mật Nhà nước; giả mạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân để bôi nhọ, nói xấu, phát tán thông tin độc hại trên mạng…