搜索

【bóng đá hôm nay kết quả】Việt Nam thu hút nhiều doanh nghiệp ngoại đầu tư trung tâm dữ liệu

发表于 2025-01-10 15:11:50 来源:88Point

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong muốn đến Việt Nam đầu tư trung tâm dữ liệu. Ảnh minh họa 

Tiềm năng thị trường trung tâm dữ liệu

Ông Lionel Yeo,ệtNamthuhuacutetnhiềudoanhnghiệpngoạiđầutưtrungtacircmdữliệbóng đá hôm nay kết quả Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á ST Telemedia Global Data Centres (STT GDC) cho biết, nền kinh tế số Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển đầy hứa hẹn nhờ bối cảnh kinh tế số sôi động, nhu cầu trong nước tăng cao và sự lớn mạnh của các công ty công nghệ trong nước. Theo đó, các chuyên gia dự đoán, nền kinh tế số Việt Nam sẽ phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, với giá trị dự kiến khoảng 45 tỷ USD vào năm 2025.

“Điều này cũng đồng nghĩa, thị trường trung tâm dữ liệu của Việt Nam cũng rất nhiều tiềm năng, được đánh giá là một trong những thị trường phát triển trung tâm dữ liệu nhanh nhất thế giới, dự báo tăng trưởng 1,04 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) 10,7% vào 2028…”, ông Lionel Yeo chia sẻ.

Theo đó, Việt Nam có dân số trẻ, am hiểu công nghệ, tỷ lệ sử dụng internet và điện thoại thông minh tăng nhanh, thích nghi cao với công nghệ số. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của các công ty công nghệ trong nước và kích thích sự bùng nổ của mảng thương mại điện tử, khi giao dịch trực tuyến ngày càng được người dùng tin tưởng với sự tiện lợi và giá cả phải chăng.

Bên cạnh đó, Việt Nam cam kết tăng cường kết nối quốc tế, thể hiện rõ qua kế hoạch bổ sung đầu tư vào cáp viễn thông quốc tế vào năm 2025, nâng cao khả năng lưu trữ dữ liệu lên đến 60 Tbps. Chiến lược đầu tư này đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, kinh tế số và quốc phòng an ninh.

Thêm nữa, sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam đối với quá trình chuyển đổi số và ngành trung tâm dữ liệu đang thúc đẩy nền kinh tế số của đất nước phát triển. Đó chính là phát triển cơ sở hạ tầng, ưu đãi thuế và khung pháp lý mở đường cho hệ sinh thái số, cụ thể như Chương trình chuyển đổi số quốc gia, mục tiêu là chuyển 50% hoạt động kinh doanh sang các nền tảng số vào năm 2025, đi đôi cùng việc tăng cường kết nối của mạng 5G.

Chính vì vậy, thời gian gần đây, nhiều công ty công nghệ Việt Nam đã xây dựng các trung tâm dữ liệu. Các công ty viễn thông trong nước hiện đang “thống trị” thị trường trung tâm dữ liệu phải kể đến như: VNPT, CMC Telecom, Viettel IDC, FPT Telecom và CMC , VNG Corporation (VNG).

So với các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn đứng sau Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapore. Tuy nhiên, theo báo cáo tại hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit, tổng dung lượng thị trường lĩnh vực trung tâm dữ liệu có thể đạt khoảng 321 tỷ USD năm 2024, với tốc độ tăng trưởng trung bình 7,3%. Tại Việt Nam, dự báo những năm tới sẽ có sự bùng nổ về trung tâm dữ liệu với quy mô đạt 1,27 tỷ USD vào năm 2030, tốc độ tăng trưởng kép bình quân 10,8%...

Sức hút nhà đầu tư ngoại

Theo JLL, với tiềm năng trên, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong muốn được xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam. Một số dự án đáng chú ý có thể kể đến như trung tâm dữ liệu công suất 20MW của Gaw Capital tại Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, dự án công suất 30MW của Worldwide DC Solution, nhà phát triển trung tâm dữ liệu có trụ sở tại Singapore và dự án hợp tác giữa gã khổng lồ viễn thông Nhật Bản NTT với DQ Tek.

Đáng chú ý, Alibaba đã công bố kế hoạch thành lập trung tâm dữ liệu tại Việt Nam, cho thấy xu hướng ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây toàn cầu, đặc biệt là Mỹ, khiến tăng tính cạnh tranh của thị trường và đa dạng hóa các dịch vụ.

Nhà đầu tư đến từ Singapore - ST Telemedia Global Data Centres hợp tác với VNG để cung cấp các giải phải trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế. Ảnh: V.G

Nhiều nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây từ Mỹ được JLL dự báo sẽ theo chân hãng thương mại điện tử Trung Quốc, khiến thị trường ngày càng cạnh tranh và đa dạng hóa dịch vụ. "Việc Google, Amazon, Microsoft, Tencent đầu tư trung tâm dữ liệu riêng tại Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian", đại diện JLL Việt Nam cho biết.

Trong khi đó, nhiều nhà đầu nước ngoài khác lại chọn phương án hợp tác với các công ty công nghệ Việt Nam có nền tảng trung tâm dữ liệu sẵn để đầu tư và bao đầu ra. Cụ thể, ngày 15-5 mới đây, ST Telemedia Global Data Centres (STT GDC), một trong những nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu có tốc độ mở rộng nhanh nhất thế giới hiện nay đã công bố hợp tác với VNG về xây dựng và vận hành các dự án trung tâm dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế tại TP Hồ Chí Minh.

Hợp tác này bao gồm việc tiếp tục vận hành Trung tâm dữ liệu STT VNG Ho Chi Minh City 1 và thành lập một trung tâm dữ liệu mới với tên gọi STT VNG Ho Chi Minh City 2, dự kiến đi vào hoạt động trong nửa đầu năm 2026, có khả năng cung cấp công suất điện lên đến 60MW sau khi hoàn thiện.

Ông Lionel Yeo cho biết: “Việc kết hợp này không chỉ giúp tiết giảm chi phí đầu tư mà còn gia tăng năng lực vận hành toàn cầu nhờ kinh nghiệm địa phương, qua đó sẽ cung cấp các giải pháp trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế, hỗ trợ cho hành trình chuyển đổi số của Việt Nam".

Trong một báo cáo về thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Savills cũng nhìn nhận ngành trung tâm dữ liệu của Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới. Hiện nay, cả nước có tổng số 28 dự án trung tâm dữ liệu với tổng công suất đạt 45 MW, trong đó có sự tham gia của 44 nhà cung cấp dịch vụ.

Còn theo báo cáo của JLL Việt Nam, trung tâm dữ liệu ở Việt Nam có chi phí xây dựng từ 6 - 13 triệu USD/MW. Mức dao động lớn này thể hiện tính đặc trưng của việc xây dựng trung tâm dữ liệu, như các thoả thuận đặc thù và chi phí xây dựng khác nhau ở các địa phương. Sự khác biệt này cũng phản ánh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi các quốc gia như Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc đang phải đối mặt với chi phí xây dựng leo thang, trái ngược với Trung Quốc và Ấn Độ, nơi tiếp tục được các nhà đầu tư lựa chọn thay thế tiết kiệm chi phí khi phát triển trung tâm dữ liệu.

Để thu hút nhà đầu tư và cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam đang thực hiện quy hoạch điện VIII nhằm nâng tổng công suất phát điện của quốc gia từ khoảng 80 GW lên 155 GW, thông qua đa dạng hóa cơ cấu năng lượng, giảm phụ thuộc vào điện than và chuyển sang các nguồn năng lượng bền vững hơn.

“Quá trình chuyển đổi này rất quan trọng để đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định và tin cậy, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của lĩnh vực trung tâm dữ liệu, vốn tiêu tốn nhiều năng lượng và đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam”, JLL Việt Nam nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực từ tháng 1-2025, sẽ cung cấp một khung pháp lý có cấu trúc chặt chẽ hơn với các định nghĩa và hướng dẫn rõ ràng cho các dịch vụ trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây dưới dạng dịch vụ viễn thông. Với cách tiếp cận quản trị linh hoạt, Luật Viễn thông 2023 được kỳ vọng sẽ cung cấp một khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của ngành, có khả năng thu hút thêm đầu tư nước ngoài với việc tự do hóa các điều kiện tiếp cận thị trường.

Bà Celina Chua, Giám đốc giải pháp khách hàng trung tâm dữ liệu (APAC) tại JLL lưu ý: “Luật cho phép đầu tư nước ngoài 100% vào các dịch vụ trung tâm dữ liệu. Tuy nhiên, các hạn chế về tiếp cận thị trường sẽ được áp dụng nếu nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu cung cấp dịch vụ kết nối mạng”.

Cũng theo nhận định của bà Celina Chua, Việt Nam đang ở vị trí ưu tiên trong danh sách các quốc gia mà nhà đầu tư và nhà vận hành đang tìm hiểu khi xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường. Việt Nam cũng sẵn sàng tận dụng các cơ hội này, với sự hỗ trợ ngày càng tăng từ Chính phủ và nhu cầu ngày càng lớn về các dịch vụ kỹ thuật số, giúp định hình một tương lai đầy hứa hẹn cho ngành này tại đây.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【bóng đá hôm nay kết quả】Việt Nam thu hút nhiều doanh nghiệp ngoại đầu tư trung tâm dữ liệu,88Point   sitemap

回顶部