Tối ngày 3-3 (16 tháng Giêng),ơViệtNamtạiHậuGiangSựgặpgỡcủanhữngtmhồnđồngđiệiran vs hong kong hơn 100 văn nghệ sĩ Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng và Thành phố Hồ Chí Minh đã có mặt tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao (VHTT-TT) thị xã Ngã Bảy để cùng hòa điệu những giai điệu thơ - nhạc. Đoàn Ca múa nhạc dân tộc thể hiện ca khúc “Tìm một dòng sông” phổ từ thơ Mã Pạ (Hậu Giang). Từ khi có Ngày thơ Việt Nam, trên mọi miền đất nước, không khí sinh hoạt trở nên sôi nổi. Không chỉ là ngày hội thơ với đêm Nguyên tiêu, mà trải đều khắp trong năm, những đêm giao lưu thơ diễn ra với nhiều hình thức đa dạng, sinh động. Vì thế, cứ đến ngày này là trong lòng những nhà thơ lại có nhiều cảm xúc khó tả, nôn nao chờ đến dịp này để được trình làng những sản phẩm mới, được gặp những người yêu thơ để đàm đạo. Sự trông chờ đó đã được đáp lại bằng những đêm thơ ấm áp. Nhạc sĩ Phạm Sơn Hà, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: “Với mong muốn tạo sân chơi cho các nhà thơ và những người yêu thơ, nên mỗi năm, Hội luôn tìm kiếm những không gian tổ chức khác nhau, đặc biệt là ở các trường học, trung tâm VHTT-TT các huyện, thị, thành phố. Với từng chủ đề riêng, những đêm thơ đã không chỉ là nơi để các nhà thơ giao lưu, gặp gỡ, mà còn tạo thêm không gian ấn tượng, điểm đến cho cả những người yêu thơ. Và đây cũng chính là điều mà chúng tôi hướng đến, đặc biệt là Ngày thơ Việt Nam năm nay tại Hậu Giang”. Ngày thơ Việt Nam tại Hậu Giang diễn ra trong khuôn viên của Trung tâm VHTT-TT thị xã Ngã Bảy, không quá rộng, đủ ấm cúng để mọi người cùng ngân nga những giai điệu, chia sẻ cùng nhau ý tưởng cho một sáng tác mới. Nhạc sĩ Ngụy Hoàng Thống, vừa là nhạc sĩ và cũng là nhà thơ, chia sẻ: “Tôi luôn trăn trở cho từng ý nhạc, lời thơ. Khi nhạc không chuyển tải hết những điều muốn nói, gởi gắm những nỗi niềm thâm sâu, tôi lại tìm đến thơ. Sắp tới, ngoài việc sáng tác, tôi sẽ tập hợp và ra mắt tập thơ đầu tay của chính mình. Tôi đang rất háo hức vì điều này”. Anh cũng là một trong những nhạc sĩ luôn tìm kiếm những vần thơ hay của đồng nghiệp để phổ nhạc, để cùng đưa thơ chắp cánh bay cao. Trở lại với đêm thơ, điểm đặc biệt của năm nay là người yêu thơ không chỉ gặp những nhà thơ Hậu Giang, mà còn gặp những nhà thơ đến từ Sóc Trăng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh cùng giao lưu bằng những vần thơ dạt dào cảm xúc, mang đậm hơi thở cuộc sống. 15 tác phẩm thơ, nhạc đã chuyển tải bức tranh cuộc sống qua lăng kính, qua cảm xúc của nhà thơ. Xen lẫn những tác phẩm thơ là các ca khúc được phổ từ thơ của các nhạc sĩ, được thể hiện bởi các ca sĩ, giọng ngâm của Hậu Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng. Đặc biệt, còn có các nhà thơ, nhạc sĩ đến từ Thành phố Hồ Chí Minh: Nguyễn Bình Hồng Cầu, Trương Tuyết Mai, Trần Mai Hường. Không chỉ chia sẻ qua tác phẩm thơ, họ còn chia sẻ về sự ấm áp, thân tình của đêm thơ, sự giản dị của các nhà thơ ở vùng đất mà họ đã từng đến trong những chuyến đi thực tế sáng tác… Nhà thơ Duy Chuông, đến từ Cần Thơ, chia sẻ, năm nào cũng vậy, ông đều đến Hậu Giang để ngâm thơ cho đồng nghiệp. Với ông, được ngâm là hạnh phúc và ông luôn chuẩn bị tốt nhất để có thể chuyển tải cái hồn của bài thơ đến với bạn yêu thơ. Ông cũng nhận xét rằng Hậu Giang tổ chức đêm thơ thật ấm áp, vừa đủ trong không gian được bày trí đẹp, làm say lòng người. Ông thấy rất vui vì được tham dự và được gặp gỡ nhiều tâm hồn đồng điệu. Đêm thơ đã để lại trong lòng người yêu thơ những cảm nhận khó quên. Không chỉ thưởng thức thơ, nhạc, mà trong không gian này còn bày biện những chiếc lồng đèn thơ, nhạc và triển lãm trên 300 quyển sách nhiều thể loại, đặc biệt là thơ, truyện, nhạc; không gian thư pháp để mọi người có thể xem chữ và xem những ông đồ xúng xính nắn nót từng nét chữ còn tươi nguyên màu mực. Cũng có ý kiến cho rằng, nếu như những người tổ chức tạo thêm không gian giao lưu, có thể trực tiếp trên sân khấu, sẽ giúp cho chương trình càng đọng lại trong lòng người xem... Bài, ảnh: VĨNH TRÀ |