Năm 2018 một số bộ,ảingânnguồnvốnđầutưcôngtrongnướcđạtkhánhưngchưahếtvướlịch bóng đá cúp c1 châu á ngành trung ương và địa phương bắt đầu được bố trí nhiều dự án khởi công mới, với các dự án này, chủ đầu tư phải tổ chức hoàn thành nhiều thủ tục theo quy định về đầu tư xây dựng. Hiện nay, một số dự án vẫn đang trong quá trình đấu thầu lựa chọn nhà thầu thiết kế, thi công (6 dự án khởi công mới của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; dự án Xây dựng hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của Bộ Thông tin và Truyền thông; một số dự án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,...) nên tỷ lệ giải ngân rất thấp do chưa có khối lượng thi công xây lắp. Trong khi đó, một số dự án chuyển tiếp hoặc dự kiến hoàn thành trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh thiết kế hoặc gặp vướng mắc trong quá trình thi công. Một số chủ đầu tư và ban quản lý dự án chưa tích cực triển khai các thủ tục nghiệm thu khối lượng hoàn thành và thanh toán, đặc biệt đối với các dự án hoàn thành, kết thúc năm 2018. Một số dự án của các bộ, ngành còn đang gặp vướng mắc trong quá trình thẩm định tổng mức đầu tư, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công tại Bộ Xây dựng (Dự án Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ và Dự án Xây dựng Trường Đại học Việt Đức của Bộ Giáo dục và Đào tạo)... Một số dự án của địa phương gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (Dự án Nâng cấp, mở rộng đường giao thông vào nhà máy xi măng Công Thanh (đoạn nút giao ngã ba xã Tân Trường vào Nhà máy xi măng Công Thanh), tỉnh Thanh Hóa... Nhắc đến những khó khăn giải ngân vốn từ phía các địa phương, theo ông Dương Bá Đức, Trưởng phòng Đầu tư địa phương, Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính, tại một số địa phương như Hà Tĩnh, Cà Mau, Hòa Bình, Lạng Sơn... việc khởi công dự án mới thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án tính từ khi được bố trí vốn đến khi ký hợp đồng thi công công trình cần hơn 3 tháng chuẩn bị. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều dự án còn chậm triển khai, ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nói chung. Được biết, từ tháng 5/2018, Bộ Tài chính đã công khai báo cáo tình hình giải ngân của các bộ, ngành trung ương và địa phương. Đây cũng là một trong những biện pháp nhằm "thúc" các đơn vị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Trong 2 tháng gần đây, tốc độ giải ngân vốn đã được cải thiện đáng kể. Theo thống kê của Bộ Tài chính, ước tính đến cuối tháng 7/2018, có 5 bộ, ngành trung ương và 7 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên 60% kế hoạch. Đặc biệt, có 2 ngành và 3 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên 70% kế hoạch là: Ngân hàng Chính sách xã hội (79,53%), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (77,58%), Quảng Ninh (84,55%), Hải Dương (79,53%), Nam Định (74,85%). Ông Triệu Thọ Hân - Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) cho biết, hàng tháng, Bộ Tài chính tổng hợp tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương, trong đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vướng mắc, khó khăn để kịp thời tháo gỡ trong quá trình thực hiện, giúp đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công. Trong văn bản gần đây, Bộ Tài chính đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo người đứng đầu các bộ, ngành trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp báo cáo trực tiếp với Thủ tướng Chính phủ, đề xuất giải pháp và có cam kết cụ thể về giải ngân hết kế hoạch vốn./.
Minh Anh |