Bộ luật Hình sự năm 2015,ềuđiểmmớivềcctộiphạmxmphạmhoạtđộngtưkết quả bóng đá giải hạng nhất anh được sửa đổi, bổ sung năm 2017 đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả. Trong đó, có nhiều điểm mới trong chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, có hiệu lực ngày 1-1-2018.
Điều luật mới vi phạm quy định về giam giữ có hiệu lực từ đầu năm 2018.
Những điểm sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự lần này tạo thành chương “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, gồm 25 điều. Theo đó, sửa đổi phạm vi chủ thể, đối tượng tác động của tội phạm trong một số tội phạm; các tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự và cụ thể hóa các tình tiết có tính… định tính nhằm bảo đảm sự minh bạch, rõ ràng, tạo điều kiện để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng thống nhất.
Về tội dùng nhục hình (Điều 373): Sửa đổi cơ bản về cấu thành tội phạm ở khoản 1, theo đó, mở rộng chủ thể thực hiện hành vi không chỉ ở các giai đoạn tố tụng, thi hành án mà cả ở giai đoạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính. Cùng với đó, ngoài hành vi dùng vũ lực, nếu có hành vi đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm (bạo lực tinh thần) đối với người khác dưới bất kỳ hình thức nào cũng cấu thành tội phạm này, cụ thể: “Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào…”.
Về tội bức cung (Điều 374): Mở rộng chủ thể của tội phạm này là người nào trong hoạt động tố tụng; đồng thời mở rộng phạm vi xử lý hình sự, theo đó, chỉ cần có hành vi trái pháp luật ép buộc người khai báo phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc là cấu thành tội phạm này, kể cả thông tin đúng cũng như thông tin sai sự thật (trước đây phải là hành vi trái pháp luật buộc người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật và gây hậu quả nghiêm trọng) để nội luật hóa Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người mà Việt Nam là thành viên, cụ thể: “Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc…”.
Đối với tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội (Điều 368): Điều luật đã thu hẹp khoảng cách khung hình phạt tù tại khoản 2 còn từ 5 năm đến 10 năm (trước đây là từ 3 năm đến 10 năm), khoản 3 còn từ 10 năm đến 15 năm (trước đây là từ 7 năm đến 15 năm) để thuận lợi cho thực tiễn áp dụng và tránh bị lạm dụng. Cụ thể hóa trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng bằng các định lượng cụ thể.
Về tội ra quyết định trái pháp luật Điều 371: Sửa đổi cấu thành tội phạm, theo đó mở rộng chủ thể là người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án; quy định rõ hậu quả do hành vi phạm tội này gây ra và cụ thể hành vi phạm tội như sau: “Người nào có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…”.
Tội vi phạm quy định về giam giữ (Điều 388): Đây là điều luật mới nhằm hình sự hóa một số hành vi vi phạm của phạm nhân cũng như của cán bộ thực thi nhiệm vụ tại các cơ sở giam giữ, bảo đảm an ninh, an toàn cho các cơ sở giam giữ, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm, tạo môi trường lành mạnh cho các đối tượng cải tạo, trong sạch hóa đội ngũ cán bộ, nâng cao niềm tin của Nhân dân đối với cơ quan thực thi pháp luật.
Về tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp (Điều 391): Điều luật mới này nhằm xử lý hình sự đối với hành vi thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của thẩm phán, hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác (như kiểm sát viên, thư ký tòa án) và những người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản, bảo đảm sự tôn nghiêm của pháp luật, trật tự tại phiên tòa, phiên họp, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của những người thực thi pháp luật tại phiên tòa, phiên họp…
PHI YẾN tổng hợp