Sự trở lại của nhà chung cư
Với hơn 20 năm hiện diện tại Việt Nam,ămđấtvùngvennhàchungcưsángcửkeonhacai 5.de Indochina Capital Corporation (Indochina Capital) coi đây là một trong những thị trường bất động sảnhấp dẫn nhất đối với người nước ngoài. Làn sóng doanh nghiệptừ Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Đài Loan và Hồng Kông (Trung Quốc)... chọn Việt Nam là điểm đến cho thấy rõ điều này.
Với nền kinh tế- chính trị ổn định, tốc độ đô thị hóa cao, tầng lớp dân số trẻ và giới trung lưu ngày một tăng…, theo bà Thu Lê, Phó giám đốc cao cấp Indochina Capital, Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn cho các nhà phát triển bất động sản. Các nhà đầu tưngoại đầu tư vào Việt Nam bởi nhận thấy đây là thị trường đầy hứa hẹn, có thể tìm kiếm lợi nhuận lâu dài, đặc biệt với phân khúc nhà ở chung cư.
Đất vùng ven vẫn được xem là tâm điểm thị trường bất động sản năm 2021. Ảnh: Dũng Minh |
Thực tế, tuy lượng giao dịch giảm mạnh trên diện rộng trong năm 2020, nhưng nhìn một cách khách quan, nguyên nhân chủ yếu do yếu tố tâm lý trước tác động của dịch bệnh Covid-19, trong khi nhu cầu tìm kiếm các loại hình sản phẩm nhà ở chung cư vẫn rất lớn. Có một điểm khác biệt là do nguồn cung các sản phẩm mới hạn chế, nên xu hướng dòng tiền chảy nhiều hơn vào kênh thứ cấp với các sản phẩm đã qua sử dụng.
Theo dữ liệu của trang rao vặt batdongsan.com.vn, các dự ánđược hỏi mua nhiều nhất trong quý III/2020 là những dự án đi vào sử dụng không quá 2-3 năm như dự án Goldmark City, Royal City, Golden Silk, \Imperia Garden… Diễn biến tương tự cũng diễn ra với khá nhiều dự án tại TP.HCM.
“Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, giải pháp sống ở chung cư vẫn là lựa chọn hàng đầu do có nhiều tiện ích hơn so với việc mua nhà đất. Các sản phẩm trên kênh thứ cấp được lựa chọn nhờ ưu thế về giá cả cũng như tiện lợi khi vào ở được ngay. Tất nhiên, cũng có không ít khách hàng không thích ở nhà cũ nên họ chờ có dự án mới để giải ngân vào năm 2021”, anh Nguyễn Tuấn Quỳnh, nhân viên môi giới Văn phòng Môi giới Phúc Vinh (Mỹ Đình, Hà Nội) chia sẻ.
Cũng cần nói thêm rằng, số liệu báo cáo dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 10 năm qua (2009-2019), số lượng hộ dân thành thị ở nhà chung cư đã tăng 1,5 lần, kéo theo diện tích nhà ở tăng “chóng mặt”. Cụ thể, nếu như năm 2009 có 22,6 triệu hộ gia đình với 1,5 tỷ m2 nhà ở riêng lẻ và 17 triệu m2 sàn chung cư, thì đến năm 2019 có 26,7 triệu hộ gia đình (tăng 18%), 2,1 tỷ m2 nhà ở riêng lẻ (tăng 41%) và 41 triệu m2 sàn chung cư (tăng 142%). Tính chung cả nước, tốc độ đô thị hóa đạt 35%, trong đó Bình Dương ở mức cao nhất là 80%, tiếp đó là TP.HCM (79%), Huế (50%) và Hà Nội (49%).
Nhu cầu nhà ở lớn tạo kỳ vọng bứt phá cho phân khúc nhà chung cư trong năm nay. Ảnh: Dũng Minh |
Theo ông Vũ Văn Phấn, nguyên Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản Việt Nam (Bộ Xây dựng), diện tích nhà ở tuy tăng mạnh nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu từ thị trường. Vì thế, nhà chung cư sẽ vẫn là sản phẩm chủ đạo trong định hướng phát triển sản phẩm cho các chủ đầu tư trong năm 2021 và những năm tới. Đặc biệt, với việc bổ sung, sửa đổi hàng loạt chính sách cũng như nhiều dự luật liên quan tới bất động sản chính thức có hiệu lực từ năm 2021 như Luật Xây dựng năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Bảo vệ môi trường… sẽ giải quyết được các nút thắt trong việc phê duyệt các dự án khu dân cư và rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng, giúp nguồn cung nhà ở gia tăng mạnh.
Cụ thể hơn, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng, với việc khôi phục các dự án đang chậm tiến độ từ những năm trước, dự báo nguồn cung căn hộ mới năm 2021 tại TP.HCM sẽ tăng 10-15%, tương đương khoảng 17.000 căn hộ, còn tại Hà Nội, nguồn cung căn hộ mới dự báo tăng tới 50-60%, tương đương khoảng 23.000 căn, chủ yếu tại khu vực phía Tây và phía Đông Thủ đô.
Tâm điểm vẫn là đất vùng ven
Phân khúc chung cư được kỳ vọng sẽ trở lại trong năm 2021 do nhu cầu về nhà ở trong dân cư vẫn lớn, nhưng xét trong ngắn hạn, theo đánh giá của các thành viên thị trường, tâm điểm sẽ vẫn tập trung tại phân khúc bất động sản vùng ven các đô thị lớn.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, năm 2021, thị trường bất động sản vẫn phải đối mặt với khó khăn kép là đại dịch Covid-19 và sự chặt chẽ trong khâu phê duyệt cấp phép dự án của chính quyền. Nhưng “trong cái khó ló cái khôn”, bối cảnh khó khăn sẽ trở thành chất xúc tác cho thị trường bất động sản có những bứt phá riêng, đặc biệt là đất vùng ven.
Thực tế, tại Hà Nội, đất đai trong làng, trong xã các huyện như Hoài Đức, Thạch Thất, Sơn Tây…, hay những khu vực vùng ven như Hòa Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên… đã và đang thu hút mạnh dòng tiền của nhà đầu tư.
Ở khu vực phía Nam, khu vực được quan tâm là các tỉnh vệ tinh, giáp ranh TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai. Theo ông Đính, sự ra đời của TP.Thủ Đức với vai trò đô thị tài chính, công nghiệp, giáo dục - nơi dự kiến sẽ tạo ra 2-3% GDP cả nước và đóng góp lớn cho GDP của TP.HCM, sẽ là khu vực có sự phát triển mạnh về nhà ở.
“Tuy nhiên, vì được quan tâm nhiều nên cũng sẽ dễ dẫn đến những hiện tượng bất bình thường như giá đất bị thổi lên, mức tăng không tương xứng với hạ tầng khu vực… Đây là điều nhà đầu tư cần quan tâm khi đầu tư vào bất động sản những khu vực này”, ông Đính lưu ý.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc CTCP Phát triển nghỉ dưỡng ngoại ô cho rằng, như một hệ quả tất yếu của sự phát triển hạ tầng xã hội và kết nối giao thông, những khu đô thị vệ tinh quanh các thành phố lớn đang ngày càng trở thành một thị trường lý tưởng cho giới đầu tư bất động sản.
Theo ông Trung, không chỉ giảm gánh nặng về áp lực hạ tầng, dân số cho khu vực nội đô, vùng ven còn tạo được nhiều thiện cảm và sự chú ý trong mắt khách hàng trẻ khi có thể mang lại những trải nghiệm sống tốt hơn. Ngoài ra, quỹ đất ở khu vực này còn tương đối lớn, đủ để các nhà đầu tư có thể thiết kế những khu nghỉ dưỡng hiện đại cũng như phát triển các khu đô thị thông minh.
Đồng quan điểm, ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng giám đốc CTCP Phát triển bất động sản Phát Đạt chia sẻ, việc các doanh nghiệp bất động sản dịch chuyển đầu tư ra vùng ven là một chiến lược đúng đắn trong thời kỳ khó khăn này.
“Đó cũng là lý do Phát Đạt hương tới thị trường Quy Nhơn (Bình Định), bởi ngoài tăng tốc về hạ tầng, nơi đây còn phát triển thành công cả về kinh tế và du lịch”, ông Vũ nói.