【máy tính 88】Thủ tục hành chính nào khiến doanh nghiệp tốn nhiều tiền nhất?

  发布时间:2025-01-25 05:10:58   作者:玩站小弟   我要评论
Sáng 17/3, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ tổ chức họp báo công máy tính 88。

Sáng 17/3,ủtụchànhchínhnàokhiếndoanhnghiệptốnnhiềutiềnnhấmáy tính 88 Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ tổ chức họp báo công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2020 (APCI 2020).

Chi phí làm thủ tục thuế thấp nhờ môi trường điện tử

Báo cáo cho thấy, đứng đầu mức độ cải thiện là nhóm thủ tục hành chính (TTHC) thuế, tăng 5,6 điểm so với năm 2019. Để thực hiện các thủ tục hành chính trong nhóm này, trung bình mỗi doanh nghiệp phải bỏ ra 3,8 giờ và 11,6 nghìn đồng chi phí trực tiếp. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trung gian trọn gói thấp, khoảng 5% với chi phí trung bình 500 nghìn đồng/thủ tục hành chính. Đây là nhóm có mức phí tuân thủ thấp. 

{ keywords}
Ảnh: Nhật Bắc

Thành công đó có được nhờ vào việc áp dụng xử lý thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và thay đổi phương thức quản lý nhà nước từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.

Đặc biệt, 100% doanh nghiệp được khảo sát đều khẳng định, họ không phải chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ cơ quan nhà nước khi thực hiện các thủ tục khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể.

Đứng thứ hai là nhóm thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành với mức độ cải thiện chung được đánh giá tăng 5 điểm so với năm 2019. Sự cải thiện của nhóm kiểm tra chuyên ngành ở thời gian và chi phí trực tiếp nhờ vào đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý các thủ tục và kết nối với cơ quan hải quan.

Đứng thứ ba là nhóm thủ tục hành chính môi trường, với mức độ cải thiện chung được đánh giá tăng 0,5 điểm so với năm 2019 nhờ vào phương thức quản lý từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. 

Để thực hiện TTHC trong nhóm Môi trường, trung bình mỗi doanh nghiệp phải bỏ ra 61,5 giờ; chi phí trực tiếp là 3,1 triệu đồng. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy cứ 100 doanh nghiệp thì có 52 doanh nghiệp thuê dịch vụ trọn gói để thực hiện các TTHC liên quan đến môi trường, đặc biệt là cho thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Đứng thứ tư là nhóm thủ tục hành chính điều kiện kinh doanh, với mức độ cải thiện chung được đánh giá tăng 0,2 điểm so với năm 2019. Mặc dù thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để cắt giảm các điều kiện kinh doanh nhưng kết quả khảo sát doanh nghiệp cho thấy, gánh nặng không giảm đi mà còn tăng lên một cách đáng kể.

{ keywords}
Chỉ số APCI gồm hai chỉ số thành phần: Chi phí thời gian và chi phí trực tiếp

Ngược lại, nhóm thủ tục hành chính khởi sự doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng, đất đai và giao dịch thương mại qua biên giới là 5 nhóm thủ tục có điểm cải thiện giảm so với năm 2019. Nhưng so với các nhóm khác thì nhóm thủ tục này có điểm tốt trong năm 2020. 

4 bài học cải cách

Phát biểu tại buổi công bố, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã chỉ ra 4 bài học cải cách từ APCI 2020. Trong đó, nhiệm vụ cấp bách, được đặt lên hàng đầu của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương là ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để cải thiện và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Thành công ban đầu của Cổng Dịch vụ công quốc gia càng minh chứng cho điều đó. Đây là xu hướng rất được cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Đồng thời, việc này cũng hạn chế được tiêu cực, nhũng nhiễu và rủi ro về tình huống bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh thường phát sinh ở phương thức truyền thống.

{ keywords}
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng

Bài học thứ hai được Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu lên, là phải tiếp tục cắt giảm chi phí chính thức và không chính thức.

"Chi phí không chính thức làm cho môi trường kinh doanh trở nên thiếu lành mạnh, kém cạnh tranh và gây e ngại cho các doanh nghiệp nước ngoài đang muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam", Bộ trưởng lưu ý.

Bài học thứ ba theo ông Dũng là chuyển đổi từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. Việc này giúp thay đổi hoàn toàn phương thức quản lý nhà nước, nhận thức của doanh nghiệp.

Khảo sát cho thấy, doanh nghiệp mong muốn công tác này mang tính khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp tự giác thực hiện đúng pháp luật, cảnh báo sớm nguy cơ vi phạm pháp luật thay vì cơ quan chức năng tìm soát “lỗi” để xử phạt.

Bộ trưởng nhấn mạnh, tinh thần của Thủ tướng là chuyển từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" nhưng hậu kiểm làm không tốt thì doanh nghiệp còn lo hơn.

"Việc hậu kiểm phải minh bạch, rõ ràng. Hậu kiểm mà khổ hơn tiền kiểm thì không ổn", ông Dũng lưu ý.

Bài học thứ tư, Chủ nhiệm VPCP nhắc đến nền hành chính phục vụ, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm.

Thu Hằng

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu 'hộ chiếu vắc xin', mở lại đường bay quốc tế

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu 'hộ chiếu vắc xin', mở lại đường bay quốc tế

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan xem xét, nghiên cứu từng bước mở lại các đường bay quốc tế, chuẩn bị tốt các phương án triển khai áp dụng “hộ chiếu vắc xin” và giao thương có sự kiểm soát. 

相关文章

最新评论