【ti le ca cuoc bd】Lựa chọn quốc gia ưu tiên giúp Việt Nam “lọc” vốn FDI chất lượng

时间:2025-01-25 11:31:52来源:88Point 作者:World Cup

PV: Mới đây,lọcti le ca cuoc bd Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 667/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 – 2030, với nhiều mục tiêu cụ thể và 9 giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài. Ông có bình luận gì về động thái này của Chính phủ Việt Nam?

Lựa chọn quốc gia ưu tiên giúp Việt Nam “lọc” vốn FDI chất lượng
Ông Trần Thanh Quyết

Ông Trần Thanh Quyết: Đây là một quyết định rất quan trọng và mang tính chiến lược về thu hút FDI tại Việt Nam trong giai đoạn mới. Thực tế, trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thu hút FDI vào Việt Nam có bị chững lại và sụt giảm so với giai đoạn trước. Việc Chính phủ đề ra một chiến lược thu hút FDI trong giai đoạn 10 năm tới với những mục tiêu và giải pháp cụ thể là một bước đi cần thiết nhằm tăng cường thông tin, quảng bá các chính sách ưu đãi, thu hút FDI tới các nhà đầu tư tiềm năng, thông qua đó thúc đẩy thu hút FDI vào Việt Nam, tiếp tục đảm bảo đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

PV: Trong chiến lược lần này, Chính phủ đặt ra mục tiêu nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong một số khu vực trong tổng số vốn FDI cả nước lên hơn 70% giai đoạn 2021 - 2025 và 75% trong giai đoạn 2026 - 2030, trong đó có FDI của Ý. Ông nghĩ sao về điều này?

Ông Trần Thanh Quyết: Việc Chính phủ xác định một số quốc gia, vùng lãnh thổ trọng điểm, trong đó có Ý đưa vào danh sách ưu tiên để tăng cường thu hút đầu tư trong giai đoạn tới là một quyết định rất phù hợp, giúp chọn lọc nhà đầu tư có chất lượng. Bởi trên thực tế, hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Ý trong giai đoạn qua đang phát triển theo thời gian với xu hướng tích cực. Trong năm ngoái, trao đổi kim ngạch thương mại hai chiều Việt – Ý đã lên tới 5,6 tỷ USD - con số kỷ lục trong trao đổi thương mại giữa hai nước từ trước đến nay. Con số này vẫn còn có dư địa để gia tăng hơn nữa trong thời gian tới.

Dây chuyền lắp ráp xe của Nhà máy Piaggio Việt Nam tại Bình Xuyên - Vĩnh Phúc.
Dây chuyền lắp ráp xe của Nhà máy Piaggio Việt Nam tại Bình Xuyên - Vĩnh Phúc.

Song song với trao đổi thương mại thì việc Việt Nam nhắm tới thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư từ Ý cũng là một hướng đi hợp lý, bởi lẽ nhiều nhà đầu tư Ý cũng như châu Âu đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư hoặc mở rộng đầu tư của mình, đặc biệt là từ Trung Quốc sang Việt Nam. Định hướng từ Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 – 2030 sẽ giúp các nhà đầu tư đang trong diện này sẽ đầu tư mới hoặc dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam có được nhiều thông tin cụ thể hơn, củng cố quyết định của mình.

Năm 2022, Việt Nam là quốc gia được đưa vào dự án liên bộ của Ý, đặc biệt là Bộ Ngoại giao và Bộ Hợp tác quốc tế, trong đó, lấy Việt Nam là quốc gia mang tính thí điểm để tăng cường hợp tác đa ngành trong thời gian tới. Như vậy, chủ trương của Chính phủ Việt Nam cũng phù hợp với hướng tăng cường hợp tác đầu tư thương mại sang Việt Nam từ phía Ý.

PV: Với Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 – 2030, ông kỳ vọng như thế nào về triển vọng thu hút FDI của Ý đến Việt Nam? Theo ông, những lĩnh vực nào sẽ “hút” các nhà đầu tư Ý và sẽ được phía Ý xúc tiến đầu tư mạnh vào Việt Nam, thưa ông?

Ông Trần Thanh Quyết: Chắc chắn trong giai đoạn tới đây, những điều kiện để gia tăng đầu tư của Ý tại Việt Nam sẽ thuận lợi hơn và tôi cũng kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ này. Nhiều nhà đầu tư Ý cũng đang nhìn vào Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn, một thị trường có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành “công xưởng” của thế giới như Trung Quốc trong khoảng 15 - 20 năm trước.

Đầu tư của Ý có thể tăng cao trong giai đoạn 2026 - 2030

Theo Giám đốc Điều hành Phòng Thương mại Ý tại Việt Nam, việc đầu tư của Ý vào Việt Nam trong thời gian qua chưa cao có nhiều lý do, trong đó ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam chưa phát triển, chưa đạt được như kỳ vọng. Bên cạnh đó, giai đoạn Covid-19, các doanh nghiệp Ý gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù mong muốn mở rộng đầu tư nhưng họ cũng phải cần từ 2 - 3 năm mới có thể hồi phục ổn định lại. Vì vậy, giai đoạn 2026 - 2030 nhắm đến việc tăng cao FDI của Ý tại Việt Nam sẽ khả thi hơn giai đoạn 2021 - 2025.

Lĩnh vực có thể “hút” đầu tư từ Ý sang Việt Nam là những lĩnh vực về sản xuất công nghiệp như ngành công nghiệp phụ trợ cho lĩnh vực ô tô, xe máy, automotive, cao su, máy móc chế biến nông sản - thực phẩm. Đây là những ngành mà Ý có thế mạnh và Việt Nam cũng rất có tiềm năng để phát triển. Một số lĩnh vực tiềm năng khác trong thời gian tới sẽ là dược phẩm, các lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên, hiện tại nhiều doanh nghiệp Ý mới đang dừng lại ở việc nghiên cứu đánh giá khả thi tại Việt Nam mà chưa đi đến quyết định đầu tư. Để thu hút được những lĩnh vực này thì cần một khoảng thời gian dài hơi hơn, có thể là sau giai đoạn 2025 trở đi.

PV: Từ thực tế hiện nay, theo ông, Việt Nam cần làm gì để có thể thu hút hơn nữa FDI của Ý trong thời gian tới, đạt được những mục tiêu trong Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 – 2030?

Ông Trần Thanh Quyết: Tôi cho rằng, trước hết, phải đẩy mạnh công tác quảng bá. Đây là việc rất quan trọng và cần đẩy mạnh qua nhiều kênh khác nhau, qua đại sứ quán Việt Nam và thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, đặc biệt là qua chính các phòng thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Phòng thương mại nước ngoài tại Việt Nam là kênh có sự kết nối trực tiếp với các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp tại quốc gia đó.

Hai là cần phải có những thông tin quy hoạch vừa mang tính tổng thể, vừa cụ thể về những lĩnh vực thu hút đầu tư, cũng như các địa phương có điều kiện đặc thù trong thu hút đầu tư. Bởi vì trên thực tế hiện vẫn đang có sự cạnh tranh nhất định giữa các địa phương khác nhau về thu hút FDI, vô hình trung không tạo ra được sự khác biệt về mặt quy hoạch tổng thể. Các địa phương đều đề ra thu hút FDI một cách rất chung chung, tràn lan, các lĩnh vực rất rộng, không có trọng điểm. Điều này dẫn đến khó khăn cho các nhà đầu tư để có thể xác định được xem trong những thế mạnh của họ thì đầu tư ở địa phương nào có lợi thế hơn.

Tiếp đó, Việt Nam phải cải thiện được ngành công nghiệp phụ trợ theo hướng tập trung, hiện đại hơn để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Ngoài ra, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa, rút ngắn thời gian trong việc cấp phép đầu tư...

PV:Xin cảm ơn ông!

Doanh nghiệp Ý coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực

Ông Trần Thanh Quyết cho biết, các nhà đầu tư Ý rất quan tâm tới thị trường Việt Nam và coi Việt Nam là một điểm đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực ASEAN. Ngoài những điều kiện thuận lợi về địa chính trị, Việt Nam còn có lợi thế hơn các quốc gia khác trong khu vực ở những chính sách ưu đãi thu hút FDI, cũng như là cầu nối tiếp cận thị trường khu vực. Đồng thời, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU cũng là yếu tố quan trọng thu hút FDI của Ý vào Việt Nam.

Hiện tại, Việt Nam vẫn là đối tác thương mại số một của Ý tại khu vực Đông Nam Á. Theo ước tính, hiện có khoảng 140 dự án Ý đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư xấp xỉ 400 triệu USD, nhưng theo thống kê từ phía Ý, con số này thực tế còn lớn hơn nhiều, khoảng trên 600 triệu USD, do doanh nghiệp Ý đầu tư qua 1 nước thứ 3 vào Việt Nam, chủ yếu là qua Singapore và Hồng Kông.

Để đưa doanh nghiệp Ý đến Việt Nam, ICHAM đang tăng cường quảng bá thị trường Việt Nam với các nhà đầu tư Ý. “Trong năm nay, chúng tôi dự định sẽ tiến hành một đợt giới thiệu tiềm năng của các địa phương Việt Nam tại 5 vùng kinh tế của Ý vào tháng 6 và dự kiến 1 đợt tiếp theo vào tháng 10, với sự tham dự của một số tỉnh từ Việt Nam sang Ý để xúc tiến đầu tư” - ông Quyết cho biết.

相关内容
推荐内容