TheảiDươngtậptrunggiảmtỷlệnợxấuxuốngdướlịch tối nayo ông Trần Anh Hùng, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương, năm 2016, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt trên 73.600 tỷ đồng, tăng 22,5% so với năm trước. Tổng dư nợ đạt 56.270 tỷ đồng; trong đó, dư nợ trung dài hạn tăng 33%. Tỷ lệ nợ xấu là 1,35%. Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn vốn khá ổn định, tập trung vào nguồn tiền gửi nhàn rỗi từ dân cư.
Dư nợ tín dụng cũng tiếp tục chuyển dịch tích cực, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, của ngành. Dư nợ cho vay nông nghiệp và phát triển nông thôn chiếm trên 50%, tăng 11,8%. Đối với lĩnh vực cho vay theo đề án ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, có trên 170.000 lượt khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp với dư nợ đạt 11.800 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2015, gần 5.000 lượt khách hàng vay vốn sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với dư nợ đạt 2.900 tỷ đồng, tăng 23,95%, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hội của tỉnh.
Vấn đề xử lý nợ xấu vẫn là một trong những trăn trở lớn của các ngân hàng. Theo anh Phùng Tuấn Kiệt, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Hải Dương, hiện nay đã có thỏa thuận giữa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với bên Thi hành án nhưng mong muốn tới đây hai bên cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc xử lý nợ xấu.
Ông Vũ Trung Dũng, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Hải Dương cũng đồng quan điểm này. Ông Dũng cho biết, hiện nay xu thế nợ quá hạn trong lĩnh vực cho vay đối với học sinh, sinh viên đang chiếm tỷ lệ cao. Đây là khó khăn lớn của ngân hàng tại thời điểm nay. Vì vậy, ngành ngân hàng cũng mong Ngân hàng nhà nước và lãnh đạo tỉnh nghiên cứu có cơ chế để đôn đốc việc này, hạn chế những trường hợp chây ì.
Ông Trần Anh Hùng cho biết, bước sang năm 2017, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hải Dương tiếp tục kiên định điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Mục tiêu, ngành ngân hàng phấn đấu tăng trưởng huy động vốn từ 18% trở lên, tăng trưởng tín dụng 18%, tỷ lệ nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ.
Để đạt mục tiêu này, ngành ngân hàng tỉnh tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống thông tin thống kê và dự báo phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành; tiếp tục ưu tiên vốn cho các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia, theo chỉ đạo của Chính phủ và của tỉnh như chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tín dụng phục vụ sản xuất và xuất khẩu nông sản…
Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái nhấn mạnh trong thời gian tới, ngành ngân hàng cần phải làm tốt hơn nữa vai trò là cầu nối, là cơ quan phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền để xử lý những vấn đề vướng mắc chuyên môn; tập trung các phương án tái cơ cấu, xử lý nợ xấu. Đặc biệt, cần tham gia mạnh mẽ hơn trong việc cải cách hành chính góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số cạnh tranh của tỉnh những năm tới đây ./.
Theo TTXVN