【kq inter milan】Phiên đàm phán thứ 17 FTA Việt Nam
时间:2025-01-12 18:08:04 出处:Cúp C1阅读(143)
Phiên đàm phán thứ 17 FTA Việt Nam - EFTA dự kiến diễn ra vào tháng 11/2023 tại Giơnevơ,ênđàmphánthứFTAViệkq inter milan Thụy Sỹ. |
Bộ Công thương cho biết, Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (FTA Việt Nam - EFTA), gồm 4 nước Iceland, Lichestein, Na Uy, và Thụy Sỹ đến nay đã trải qua 16 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên đàm phán cấp Trưởng đoàn và cấp kỹ thuật.
Gần nhất, trên cơ sở lời mời của Thụy Sỹ, ngày 10-11/5/2023, Bộ Công thương tổ chức buổi họp cấp cao giữa Việt Nam với Bộ Kinh tếThụy Sỹ (Seco) và Ban Thư ký EFTA tại Giơnevơ, Thụy Sỹ để trao đổi về định hướng đàm phán Hiệp định này trong thời gian tới.
Buổi làm việc đã đạt được kết quả tích cực với việc hai bên thống nhất được cách tiếp cận và định hướng lớn để giải quyết thỏa đáng tất cả các vấn đề, vướng mắc chính trong đàm phán hiện nay.
Theo Bộ Công thương, các định hướng này bảo đảm sự cân bằng về lợi ích giữa hai bên, đáp ứng được các lợi ích thực chất của Việt Nam.
Tiếp sau đó, hai bên cũng đã tổ chức phiên họp trực tuyến cấp Trưởng đoàn vào ngày 19/6/2023 để thảo luận về việc triển khai cụ thể các nội dung tại buổi làm việc nêu trên.
Trong thời gian tới, hai bên sẽ nối lại các cuộc đàm phán để sớm kết thúc việc đàm phán FTA này.
Dự kiến, phiên đàm phán lần thứ 17 FTA Việt Nam - EFTA sẽ diễn ra vào tháng 11/2023 tại Giơnevơ, Thụy Sỹ.
Việc đẩy nhanh tiến độ đàm phán FTA với khối EFTA, tiến tới ký kết được hiệp định này sẽ thúc đẩy mở rộng hợp tác về thương mại. Nhờ các cam kết về cắt giảm thuế quan, hàng hóa Việt sẽ có cơ hội cạnh tranh tốt hơn với các quốc gia cùng xuất khẩu vào khối EFTA.
Trong các nước châu Á xuất khẩu vào khối EFTA, Trung Quốc và Thái Lan là hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam tại thị trường này. Cuối năm 2022, khối EFTA và Thái Lan đã tái khởi động đàm phán hiệp định thương mại tự do.
Trước đó, khối EFTA và Thái Lan đã từng khởi động đàm phán FTA vào tháng 10/2005. Hai vòng đàm phán đã được tổ chức trong các năm 2005 và 2006. Nhưng sau đó, vì một số lý do, hai bên đã ngừng các cuộc đàm phán từ năm 2006 cho đến nay.
Hiện, trao đổi thương mại 2 chiều Việt Nam và khối EFTA còn khiêm tốn. Theo số liệu của Tổng cục hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và khối EFTA năm 2022 đạt khoảng 1,47 tỷ USD, tăng 3,7% so với năm 2021.
Trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 388,5 triệu USD, tăng 0,7%; nhập khẩu đạt khoảng 1,08 tỷ USD, tăng 4,9%. Việt Nam nhập siêu từ các nước này với giá trị khoảng 668,4 triệu USD.
Thụy Sỹ và Na Uy là hai đối tác thương mại chính của Việt Nam trong khối EFTA với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm tới 97%.
Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường các nước EFTA như: hàng thuỷ sản, giày dép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện và hàng dệt may.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ các nước EFTA bao gồm: hàng thủy sản, sữa, sản phẩm từ sữa, chế phẩm thực phẩm, hóa chất và sản phẩm hóa chất, thuốc trừ sâu nguyên liệu, vải các loại, đá quý và kim loại quý, máy vi tính, linh kiện...
上一篇: Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
下一篇: Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
猜你喜欢
- Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- 7 điều cần nhớ khi dùng kháng sinh
- 500 suất quà đến với học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn
- Những phần quà ấp áp nghĩa tình
- Nhận định, soi kèo Barbastro vs Barca, 01h00 ngày 5/1: Khách thắng nhẹ
- Người cao tuổi ấp Bù Xăng trong xây dựng nông thôn mới
- 14 khách hàng nhận thưởng từ chương trình của Viettel
- Giúp nhau từ những điều bình dị
- Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông