VHM,Épcổphiếutrụthịtrườnglạimấtngưỡngđiểkqbd cúp c1 VCB giảm mạnhHai cổ phiếu vốn hóa lớn giảm nhiều nhất và khiến VN-Index mất điểm chính là VHM và VCB. Mặc dù diễn biến trong phiên có khác nhau, nhưng điểm chung là cả hai trụ đều bị ép giá mạnh ở đợt ATC. VHM giảm mạnh ngay từ phiên sáng và càng về cuối phiên tốc độ giảm càng tăng. Đợt ATC cổ phiếu này xuất hiện khối lượng bán khá lớn trên 195 ngàn cổ đẩy giá giảm 1,94% so với tham chiếu. VCB ngược lại, trong phiên giảm khá nhẹ nhưng đợt ATC lại bị ép cực mạnh dù khối lượng rất nhỏ, chỉ chưa tới 40 ngàn cổ mà giá đã giảm 1,65%. Chỉ số VN-Index bị hai cổ phiếu lớn nhất nhì thị trường này lấy đi khoảng 3,3 điểm trong tổng giảm 4,08 điểm. Nói cách khác, toàn bộ cổ phiếu còn lại bù trừ cho nhau là vô ích. | Diễn biến phiên giao dịch VN-Index |
Hai cổ phiếu này không chịu ảnh hưởng gì đặc biệt về thông tin trong phiên này. Thậm chí mức lãi ngắn hạn của nhà đầu cơ lướt sóng cũng không phải là nhiều: VCB kể cả khi nhà đầu tư mua được giá thấp nhất trong tháng 3 thì bán cuối phiên này cũng lãi chưa tới 3%. VHM trong T+6 lãi chỉ hơn 2% nếu cố chạy phiên này. Mặt khác, thanh khoản tại cả hai mã không cao, giá tụt chủ yếu do cầu quá yếu. Ngoài VHM và VCB, nhóm blue-chips nói chung là kém, dù mức giảm không phải lớn. Chỉ số đại diện VN30 đóng cửa giảm 0,54% và chỉ có 7 cổ phiếu tăng giá và 21 cổ phiếu giảm giá. VHM, VCB, GVR, NVL và STB là 5 cổ phiếu duy nhất giảm hơn 1%. Có thể thấy đây hầu hết là những mã có vốn hóa đủ lớn để tác động tới VN-Index. Mức điều chỉnh ở các blue-chips nói chung không có gì đặc biệt vì biên độ đều nhỏ. Rất nhiều cổ phiếu Vn30 vừa mới tạo đáy ngắn hạn và đang ở trong nhịp phục hồi đầu tiên, nên nhà đầu tư có nhu cầu lướt sóng dễ bán ra. Blue-chips cũng không có nhóm cổ phiếu dẫn dắt nào nổi trội, từ nhóm Vin tới các mã ngân hàng hay bất động sản. Cổ phiếu ngân hàng thậm chí hôm nay giảm đều, trừ HDB và TPB. Các mã thép như HPG, dầu khí như GAS cũng không tăng được. Thị trường đang phân hóaViệc VN-Index để mất mốc 1.500 điểm hôm nay không nên coi là xấu, vì chỉ số lúc này không thật sự đại diện cho xu hướng giao dịch. Thị trường đang phân hóa quá mạnh, từ các nhóm ngành khác nhau tới quy mô vốn hóa khác nhau. Yếu tố đầu tiên là việc dù đóng cửa chỉ còn 1.498,26 điểm, nhưng chỉ số chịu tác động chính từ VHM và VCB, đặc biệt là VCB như mới nói ở trên. Hai mã này cũng lại chỉ bị ép giá bất ngờ vào đợt ATC. Thậm chí VN-Index trước khi bước vào đợt đóng cửa, vẫn đang đứng trên mốc 1.500 điểm. Do tác động của cổ phiếu trụ quá rõ, nên nếu vài mã lớn lại hồi giá ngày mai thì VN-Index lại chinh phục trở lại mốc này. Kiểu dao động phập phù như vậy khiến tính chất của điểm số không còn nhiều ý nghĩa. Điểm thứ hai là giao dịch cổ phiếu hôm nay không xấu như chỉ số thể hiện. VN-Index mất điểm nhưng số lượng cổ phiếu tăng giá và giảm giá tương đương nhau (222 mã tăng và 228 mã giảm). Đây là trạng thái thị trường cân bằng và nhà đầu tư chọn đúng cổ phiếu vẫn thấy thị trường tốt. Nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ thể hiện sự tách biệt đáng kể với tâm lý chung. Tình trạng yếu ớt của các cổ phiếu blue-chips không gây ảnh hưởng lan tỏa, nhóm vốn hóa nhỏ vẫn tăng mạnh. Thậm chí HoSE vẫn kết phiên với 19 mã tăng hết biên độ, trải rộng từ nhóm bất động sản tới vật liệu, hàng hóa... Vì vậy khi nhìn vào vài cổ phiếu ở các nhóm ngành để đánh giá biến động giá cả ngành cũng không hẳn chính xác. Sự phân hóa này khiến mỗi cổ phiếu có diễn biến giá khác nhau, tùy thuộc vào cung cầu cụ thể. Vì vậy, thị trường này tiên quyết ở việc chọn cổ phiếu, chứ không phải chọn chỉ số. HSX | HNX | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | 23.654 đồng (-3%) | 753,8 triệu (-4%) | 3.717 tỷ đồng (-1%) | 116,3 triệu (-5%) |
|